2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
3.2.3. Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
nhất pháp luật
Theo quy định của khoản 3 Điều 91 Hiến pháp 1992 Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh.
Như vậy việc giải thích pháp luật thuộc quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng thực tế cơng tác giải thích pháp luật trong nhiều trường hợp khơng đầy đủ và chưa kịp thời.
Theo quy định của khoản 1, Điều 19 Luật tổ chức Toà án nhân dân về nhiệm vụ và quyền hạn của Tồ án nhân dân tối cao, trong đó Tồ án nhân dân tối cao có nhiệm vụ " Hướng dẫn các Tịa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ: "Toà án nhân dân tối cao tập trung vào
cơng tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các Tịa án áp dụng pháp luật thống nhất...”. Trong những năm qua, việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của Toà án
nhân dân tối cao được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Qua báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm; bằng các văn bản hướng dẫn đơn hành đối với từng vấn đề. Nhưng phải kể đến hình thức hướng dẫn áp dụng pháp luật quan trọng nhất và có hiệu lực cao nhất trong phạm vi toàn quốc là các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, đây là hình
thức văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể áp dụng pháp luật.
Chẳng hạn, cả Bộ luật hình sự chỉ có một Điều luật quy định về án treo (Điều 44 Bộ luật hình sự 1985, Điều 60 Bộ luật hình sự 1999). Tuy điều luật có tới năm khoản nhưng không thể quy định được hết các vấn đề về chế định này một cách cụ thể. Hơn thế nữa, hệ thống văn bản hướng dẫn lại không đầy đủ, không cập nhật, tản mát, đồng thời cũng chưa thật cụ thể và cịn nhiều mâu thuẫn gây khó khăn cho việc áp dụng. Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực từ 01/7/2000. Chế định án treo trước đây được quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 đến Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định tại Điều 60. Do các quy định về án treo trong Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều thay đổi so với quy định về án treo của Bộ luật hình sự năm 1985 nên Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 trong đó có hướng dẫn về các tình tiết giảm nhẹ, cụ thể hóa một số tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999. Nghị quyết này cũng còn chung chung nên khi xem xét điều kiện cho hưởng án treo là các tình tiết giảm nhẹ, khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định "...các tình tiết giảm nhẹ...” mà khơng nói tình tiết giảm nhẹ này được quy định ở đâu, thuộc loại nào. Nên khi xem xét điều kiện cho hưởng án treo về tình tiết giảm nhẹ các Tịa án đều lúng túng. Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ 01/7/ 2000, nhưng mãi đến ngày 02/10/2007 Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao mới ban hành nghị quyết số 01/2007/HĐTP ngày 02/10/2007.
Ví dụ trên cho thấy việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân tối cao trong một số trường hợp chưa được kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng áp dụng pháp luật về án treo của Tòa án.
Qua hoạt động áp dụng pháp về án treo của Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật là rất quan trọng và cần thiết, đây cũng là cơng tác khó khăn và phức tạp, địi hỏi khả năng trí tuệ cao. Để thực hiện có hiệu quả, các cơ quan có thẩm quyền
cần phải có khảo sát, nghiên cứu và từng bước đổi mới để góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật được thống nhất.