2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
3.2.5. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của Thẩm phán và Thẩm tra viên
của Thẩm phán và Thẩm tra viên
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về " Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ”, đề cập cải cách toàn diện nền tư pháp
trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020, nhằm xây dựng nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; trong đó hoạt động tư pháp mà trung tâm là hoạt động xét xử được tiến hành thơng suốt, có hiệu lực và hiệu quả cao.
Theo quan điểm của Đảng ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình sản xuất, con người là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đối với ngành Tòa án, vấn đề cơ bản là phải làm sao có đội ngũ cán bộ đủ năng lực phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được ngang tầm nhiệm vụ mới. Theo quan điểm chỉ đạo của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương thể hiện trong chương trình trọng tâm cơng tác tư pháp 2009-2010 thì
...các cơ quan tư pháp chủ động xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ngành và sớm trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cơng
tác, trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ tư pháp...[03].
Trong hoạt động xét xử của Tịa án thì hoạt động của người Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là hoạt động trọng tâm. Hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là hoạt động bề nổi của Tịa án, đồng thời là sự hiện thực hóa các quy định của pháp luật vào cuộc sống.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của người Thẩm phán Toà án nhân dân, đòi hỏi người Thẩm phán phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chun mơn nghiên cứu, xét xử. Hoạt động của người Thẩm phán là một hoạt động đặc biệt. Theo quy định của Hiến pháp: " Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”. Do đó, người Thẩm phán phải trung thực, tơn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng chân lý trong cuộc sống, có tâm trong sáng. Người Thẩm phán có trung thực, có tâm trong sáng mới có dũng cảm để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Hoạt động của người Thẩm phán phải tuân thủ các quy định của pháp luật, ra bản án đúng quy định của pháp luật thấu tình, đạt lý. Để đáp ứng yêu cầu đó, khi thực hiện nhiệm vụ được giao, người Thẩm phán không những phải nắm vững các quy định của pháp luật cịn phải có vốn sống; hiểu rõ ngun nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm. Mục đích của xét xử khơng chỉ để trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội mà cịn răn đe, giáo dục chung. Ngồi việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cơng tác xét xử cịn địi hỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Để có được đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng vững vàng, có năng lực, trình độ chun mơn giỏi thì ngồi việc tuyển chọn cán bộ từ khi bắt đầu vào ngành Tòa án, cho đến khi được lựa chọn đi đào tạo lớp Thẩm phán, tạo nguồn cho bổ nhiệm Thẩm phán sau này, rất cần chú trọng tới công tác lựa chọn cán bộ để đưa đi
đào tạo Thẩm phán. Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất của áp dụng pháp luật về án treo, thì phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho Thẩm phán xét xử án hình sự.
Ngồi ra Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật tổ chức Tịa án hiện hành, Ủy ban thẩm phán Tồ án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ quyền hạn:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp dưới bị kháng nghị.
- Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Tồ án nhân dân cấp mình và các Tịa án cấp dưới.
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử [36].
Với quy định này, nhiệm vụ của Ủy ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là rất quan trọng. Để giúp việc cho Ủy ban thẩm phán, phịng Giám đốc kiểm tra Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ hồ sơ các loại án của Tòa án cấp huyện, thị xã, thành phố giúp Ủy ban thẩm phán Tồ án nhân dân tỉnh phát hiện những sai sót về áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật về án treo nói riêng, kịp thời rút kinh nghiệm, uốn nắn, sửa chữa những sai sót, tham mưu cho Chánh án kháng nghị những bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật áp dụng án treo không đúng pháp luật để Ủy ban thẩm phán xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.
Để nâng hiệu quả áp dụng án treo khơng những cần nâng cao trình độ cho Thẩm phán, việc nâng cao trình độ cho Thẩm tra viên cũng rất cần thiết, bởi vì, những Thẩm tra viên có năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chun chun mơn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt sẽ giúp cho công tác kiểm tra việc áp dụng án treo được tốt hơn, phát hiện được kịp thời những sai sót từ đó giúp cho cơng tác tổng kết rút kinh nghiệm đạt hiệu qủa cao hơn.
Bài viết “ Xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cần kiệm,
liêm chính, chí cơng vơ tư”của tác giả Nguyễn Thành Thuộc đã trích dẫn
trong Chương trình thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của ngành Toà án là: "Xây dựng đội ngũ cán bộ Toà án trong sạch, vững mạnh theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hố về tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, chun mơn nghiệp vụ, kiến thức xã hội đối với Thẩm phán, Thư ký Toà án và Thẩm tra viên; mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, cải tiến quy trình tuyển chọn và tăng nhiệm kỳ bổ nhiệm đối với Thẩm phán”[48].
Do vậy cần quan tâm đến những vấn đề sau:
+ Nâng cao năng lực về trình độ chính trị: Nâng cao nhận thức chính trị để chủ thể áp dụng pháp luật, chủ thể kiểm tra việc áp dụng pháp luật, nắm bắt tình hình chính trị chung, cập nhật tình hình địa phương. Qua đó xác định được mục đích của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm trong mỗi giai đoạn cụ thể để hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện được tính hợp pháp và hợp lý. Nâng cao nhận thức chính trị ln tạo được định hướng tổng quát cho những hoạt động thực tế, tạo nên chỉnh thể thống nhất trong tồn bộ hoạt động của Tịa án. Trong những năm qua mặc dù đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy, ban cán sự Đảng ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng số lượng Thẩm phán, Thẩm tra viên có trình độ cao cấp lý luận hoặc cử nhân chính trị cịn hạn chế đặc biệt là các Thẩm phán cấp huyện. Hiện nay Thẩm phán trong toàn ngành Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc có trình độ chính trị chiếm tỷ lệ 30,77%.
+ Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Thẩm tra viên thường xuyên về đạo đức nghề nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử án hình sự, trong đó có áp dụng pháp luật về án treo. Cần tạo cho Thẩm phán trong nhiệm kỳ và Thẩm tra viên có thời gian thích hợp để bồi dưỡng nghiệp vụ cập nhật những thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức chuyên môn.
+ Tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định: " Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra...xét xử, thi hành án”," tăng cường đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cả về số lượng và chất lượng [8]. Do vậy ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh phúc khơng những chỉ nâng cao trình độ chính trị và trình độ chun mơn nghiệp vụ của Thẩm phán và Thẩm tra viên mà còn phải chú trọng tăng cường về số lượng đội ngũ Thẩm phán và Thẩm tra viên.