Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như: tại Điều 30 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và được bổ sung tại Điều 16, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được thể hiện Hội đồng xét xử xem xét toàn bộ chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố và chứng cứ thu thập được tại phiên tịa. Bảo đảm khơng một cơ quan hay cá nhân, tổ chức nào được tác động bằng cách này hay cách khác tới hoạt động xét xử của Tòa án, Hội đồng xét xử cũng độc lập với yêu cầu của những người tham gia tố tụng; Tòa cấp trên khơng được can thiệp vào hoạt động xét xử của Tịa án cấp dưới mà chỉ có thể hướng dẫn Tịa án cấp dưới áp dụng đúng pháp luật, chỉ đạo về đường lối xét xử trong từng giai đoạn hoặc những loại tội nhất định chứ không được chỉ đạo cấp dưới cho hưởng án treo hay không cho hưởng án treo đối với từng vụ án cụ thể. Quyết định trong bản án của Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào các chứng cứ đã
được kiểm tra tại phiên tòa và theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn được thể hiện ở yếu tố bên trong, có nghĩa các thành viên trong cùng một Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ về điều kiện áp dụng án treo. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngang quyền khi xét xử, nghị án, cả Thẩm phán và Hội thẩm đều có quyền trình bày ý kiến của mình và biểu quyết theo đa số; Hội thẩm là người biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng; người có ý kiến khác có quyền bảo lưu ý kiến của mình bằng văn bản lưu vào trong hồ sơ vụ án.
Kết luận chương 1
Từ những phân tích trên, tác giả thấy rằng áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án là những vấn đề được nhiều người quan tâm trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân là một lĩnh vực của áp dụng pháp luật nói chung. Trong đó tác giả trình bày khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự, đồng thời phân tích các giai đoạn của q trình áp dụng pháp luật về án treo, nêu lên nội dung của áp dụng pháp luật về án treo, các yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự. Trên cơ sở phân tích về lý luận trong chương này, tác giả có căn cứ đối chiếu với thực trạng áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây ở chương 2 và đề ra các giải pháp ở chương 3.
Chương 2