Hoàn thiện các quy định của pháp luật về án treo

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)

2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc

3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về án treo

Đổi mới hoạt động để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ bao gồm các văn bản pháp luật mang tính khả thi cao, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện đây là yêu cầu quan trọng làm cơ sở cho việc bảo đảm áp dụng pháp luật. Một trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tiễn, dự đoán được sự phát triển của các quan hệ pháp luật, đường lối đổi mới của Đảng về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng địi hỏi pháp luật phải thể chế hóa một cách kịp thời và chính xác.

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật về án treo của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả mạnh dạn đưa ra một số vấn đề nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về án treo:

-Về lý luận và thực tiễn, đều có thể nhận thấy rõ một điều: Chất lượng của sự tự cải tạo của bị cáo lệ thuộc rất lớn vào ý thức chủ quan của bị cáo về hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện. Do đó, nếu khơng nhận ra tội lỗi của

mình và khơng ăn năn hối cải thì bị cáo khơng thể tự cải tạo ngoài xã hội. Mặc dù sự ăn năn hối cải của bị cáo là một trong những tình tiết giảm nhẹ nhưng nếu không được quy định là điều kiện bắt buộc thì sẽ dẫn đến tình trạng bị cáo vẫn có thể được hưởng án treo khi không nhận thức rõ lỗi lầm của mình nên khơng ăn năn hối cải. Do đó cần đưa tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là điều kiện bắt buộc trong mọi trường hợp cho hưởng án treo.

- Khi cho người phạm tội được hưởng án treo Tòa án căn cứ vào các điều kiện cho hưởng án treo như hình phạt tù khơng q ba năm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và một điều kiện nữa là: " ...nếu xét

thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù...”. Đây là một điều kiện có

tính tùy nghi cao. Đối với điều kiện này Nghị quyết số 01/2007 ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể. Như vậy điều kiện này phải thỏa mãn hai vấn đề là: "không gây nguy

hiểm cho xã hội ”;"không gây ảnh hưởng xấu cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”

Trên thực tế khi xem xét cho hưởng án treo chủ thể áp dụng pháp luật thường căn cứ vào các điều kiện về nhân thân, về tình tiết giảm nhẹ. Chính những điều kiện này đã thể hiện về chính bản thân người phạm tội như chưa có tiền án, tiền sự, lần đầu phạm tội, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Xem xét về nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội là đã đánh giá được người đó cịn nguy hiểm cho xã hội hay khơng. Do vậy việc quy định trên dễ dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện như không cho bị cáo được hưởng án treo khi có đủ điều kiện về nhân thân và tình tiết giảm nhẹ. Những luận giải nêu trên đã thôi thúc tác giả luận văn mạnh dạn đề nghị nên bỏ cụm từ " nếu xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù” trong Điều 60 Bộ luật hình sự hiện hành.

- Tuy nhiên tình hình tội phạm ở mỗi địa phương, mỗi thời điểm nhiều khi không giống nhau nên để tránh phải hướng dẫn về vấn đề này, mặt khác giúp cho việc vận dụng linh hoạt trong tình hình ở mỗi địa phương đề nghị nên đưa cụ thể vào trong điều luật điều kiện: " căn cứ vào tình hình trật tự trị

an, khơng gây ảnh hưởng xấu cho cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm ở địa phương”. Điều kiện này cũng đồng nghĩa với quy định trong Nghị quyết

01/2007 ngày 02/10/2007: " khơng gây ảnh hưởng xấu cho cuộc đấu tranh

phịng, chống tội phạm”

Từ những luận giải nêu trên, để điều luật được dễ hiểu, tránh áp dụng tùy tiện. Từ những phân tích trên theo ý kiến của tác giả nên quy định trong điều luật như sau:

Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên, nếu người phạm tội đã ăn năn hối cải, căn cứ vào tình hình trật tự trị an, khơng gây ảnh hưởng xấu cho cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm ở địa phương Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

- Tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999: "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại khắc phục

hậu quả”. Vậy việc bồi thường, sửa chữa đến đâu thì mới được áp dụng tình

tiết này. Trong thực tiễn có những bị cáo gây thiệt hại rất lớn, nhưng bồi thường với giá trị rất nhỏ, có những trường hợp chủ thể áp dụng pháp luật thừa hiểu rằng việc bồi thường này chỉ nhằm mục đích được coi là một tình tiết giảm nhẹ. Do vậy đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng pháp luật cần đưa cụ thể mức tự nguyện bồi thường và sửa chữa. Tác giả đề nghị mức tự nguyện bồi thường là 70% giá trị thiệt hại trở lên, đối với việc sửa chữa thì cần phải sửa chữa xong thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự hiện hành.

- Về tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 " phạm tội vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn...”. Đề nghị hướng dẫn cụ thể về các trường hợp hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Tại điểm g khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 " phạm tội... gây

thiệt hạn không lớn” lấy mốc giới hạn nào để xác định là gây thiệt hại khơng

lớn. Do vậy đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể mốc giới hạn gây thiệt hại không lớn.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w