2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc
* Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp
luật về án treo trong xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231,76km2.. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Đơng và Nam giáp Thành phố Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Có hai dịng sơng lớn chảy qua là sơng Hồng và sông Lơ.
Địa hình của Vĩnh Phúc chia làm ba vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng. Vùng rừng núi nằm ở phía bắc, tiếp giáp với khu vực rừng núi của 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, trong đó có hai dãy núi quan trọng là Tam Đảo và Sáng Sơn, Vùng đồng bằng phía nam có tổng diện tích 46.8 nghìn ha,Vùng đồng bằng có 32,9 nghìn ha diện tích đất nơng nghiệp. Đây là khu vực có tiềm năng và có truyền thống trồng lúa nước, cây vụ đông, trồng rau, chăn nuôi lợn,… có đủ các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp thâm canh năng suất cao.
Vùng trung du ở giữa có địa hình đồi gị xen kẽ nhau từ đơng sang tây, Tổng diện tích khu vực này là 24,9 nghìn ha, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 14 nghìn ha.
Về mặt thủy văn, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, hệ thống sơng suối khá đa dạng, trong đó lớn nhất là hai hệ thống sông Lô và sông Hồng. Sơng Lơ ở phía Tây với chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 37 km, trở thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Ở phía Nam, sông Hồng cũng là ranh giới phân tách giữa tỉnh Vĩnh Phúc với thành phố Hà Nội với chiều dài chảy qua là 40 km. Ngoài ra, trên địa phận tỉnhVĩnh Phúc cịn có nhiều sơng ngịi nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy xuống vùng đồng bằng như sơng Phó Đáy, sông Cà Lồ.
Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc. Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là những tuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc.
Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/10/1997 trên cơ sở chia tách tỉnh Vĩnh Phú cũ.
So với các tỉnh, thành trong cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số thuộc loại trung bình. Hiện nay, tồn tỉnh có hơn 1 triệu người sinh sống, trong đó người Kinh chiếm trên 97%, người Sán Dìu chiếm 2,5%,.
Với điều kiện là đầu mối giao thông thuận lợi bao gồm đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Địa lý tiếp giáp với nhiều tỉnh nên tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp.
Sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc cũng có nhiều khó khăn và hạn chế. Một trong những khó khăn lớn nhất là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, chưa có tích luỹ, đời sống của một bộ phận cư dân cịn khó khăn, dẫn đến hạn chế khả năng tự đầu tư phát triển. Điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên tác động không nhỏ đến hoạt động xét xử án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 ngày 6/11/1996 về chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 02 tỉnh mới là Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đã đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở quyết định thành lập số 1177/QĐ-QLTA ngày 30 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Khi mới tái lập tỉnh có 06 Tịa án nhân dân cấp huyện, số cán bộ công chức trong tồn ngành là 69 người trong đó có 20 Thẩm phán (cấp huyện có 49 người trong đó có 14 thẩm phán, ở cấp tỉnh có 20 người trong đó có 06 Thẩm phán).
Hiện nay, hệ thống tổ chức của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành hai cấp theo đơn vị hành chính; cấp huyện có 09 đơn vị Tồ án nhân dân (trong đó có 01 thành phố và 01 thị xã).Tồ án nhân dân tỉnh bao gồm 03 Tịa chun trách: Tồ hình sự; Tồ dân sự; Tồ kinh tế, hành chính, lao động và Phòng giám đốc kiểm tra; Phòng tổ chức cán bộ; Văn phòng. Theo thống kê đến tháng 9 năm 2009 ngành Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 141 cán bộ, cơng chức gồm có: 52 Thẩm phán (trong đó có 09 Thẩm phán cấp tỉnh, 43 Thẩm phán cấp huyện), 06 Thẩm tra viên, 63 Thư ký, 03 chuyên viên và 17 chức danh khác. Về trình độ chính trị có 02 người có trình độ cử nhân chính trị, 16 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Về trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong tổng số 141 cán bộ của ngành Tồ án có 132 người có trình độ Đại học và trên Đại học (trong đó có 01 Thạc sĩ Luật và 10 người đang theo học Cao học Luật, còn lại là Cử nhân Luật).Trong tổng số 52 Thẩm phán của tồn ngành thì 100% là Đảng viên, 01 người có trình độ thạc sĩ; 100% có trình độ đại học 16 người có trình độ cao cấp chính trị, 02 người có trình độ cử nhân chính trị. Trong hơn 10 năm tái lập ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ. Không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng được nâng lên về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị.
Theo quy định của pháp luật thì các chủ thể áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự là Hội đồng xét xử bao gồm các Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được quy định rõ trong Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải là những công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việ Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ pháp luật nhất định. Hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc có 156 vị Hội thẩm nhân dân, số Hội thẩm nhân dân được cân đối giữa các ngành địa bàn trong tỉnh để đảm bảo đại diện cho nhân dân tham gia phiên tịa.
Để làm tốt cơng tác áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc phải làm tốt công tác tổ chức, cơ cấu tổ chức. Sắp xếp hợp lý biên chế Thẩm phán để đáp ứng với yêu cầu cơng việc.
Cùng với việc kiện tồn cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả và bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự, thì phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho Thẩm phán xét xử án hình sự, thường xuyên bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử án hình sự.
Trong những năm qua, tuy điều kiện cịn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo cũng như cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu của ngành Tòa án, nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã động viên cán bộ khắc phục mọi khó khăn, coi trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, từng bước xây dựng và đào tạo đội ngũ Thẩm phán làm cơng tác xét xử án hình sự ngày càng vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức của người cán bộ nói chung, người Thẩm phán nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng.
Với đặc điểm tổ chức bộ máy của ngành Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh phúc, trong những năm qua, Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, dưới sự chỉ đạo sát sao của Toà án nhân dân tối cao, Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc và sự nhiệt tình cơng tác của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức
ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành tốt cơng tác giải quyết các loại án nói chung và áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự nói riêng trong đó có áp dụng pháp luật về án treo.