2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
3.2.7. Tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, và hồn thiện chế độ chính sách đố
với Thẩm phán, cán bộ Tòa án
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hồn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, từng bước hiện đại hóa các cơ quan tư pháp...Có chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ tư pháp [08].
Thời gian qua, ngành Tòa án tuy đã được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc, nhưng trước yêu cầu cải cách tư
pháp hiện nay, vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán ngày càng nặng nề. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành là giải quyết và xét xử các loại vụ án trong đó có án hình sự, việc trang bị thêm phương tiện giao thông, các phương tiện kỹ thuật cơng nghệ cao cho Tồ án nhân dân địa phương, nhất là Tòa án nhân dân cấp huyện là hết sức cần thiết.
Hiện nay, chế độ lương, phụ cấp đối với cán bộ là cơng tác bảo vệ pháp luật cịn q thấp, không đảm bảo được cuộc sống, không thu hút được người hiền tài. Để đảm bảo nguyên tắc quyền hạn gắn liền với trách nhiệm và bảo đảm nguyên tắc chung của Đảng, Nhà nước về trả lương theo lao động và chế độ phức tạp của công việc. Chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ Tồ án nhân dân nhằm động viên, thu hút những người có đức, có tài và giữ chân những chuyên gia giỏi nếu khơng sẽ dẫn đến việc cán bộ, Thẩm phán có năng lực chuyển dịch ra bên ngoài làm việc như hiện nay ở một số cơ quan Nhà nước. Đồng thời đề nghị Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu đề nghị cấp có thẩm quyền phân cấp đối với đội ngũ Thẩm phán: Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp để đảm bảo cho Thẩm phán của từng cấp yên tâm công tác, mặt khác thuận lợi cho công tác điều chuyển Thẩm phán từ cấp huyện lên cấp tỉnh hoặc ngược lại, tránh tình trạng khi điều chuyển Thẩm phán ở Tòa án cấp tỉnh về cơng tác ở Tịa án cấp huyện thì phải làm thủ tục miễn nhiệm Thẩm phán cấp tỉnh sau đó lại bổ nhiệm Thẩm phán cấp huyện và ngược lại.
Kết luận chương 3
Nhận thức được tính tất yếu khách quan của việc bảo đảm áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân và trước những hạn chế trong cơng tác này của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đã đưa ra 7 giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng áp
dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc. Trong số những giải pháp này có giải pháp vừa có tính trước mắt, có giải pháp mang tính lâu dài. Song thực tiễn luôn biến động và thay đổi, do vậy những giải pháp này thực sự có hiệu quả khi chúng thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
KẾT LUẬN
Toà án là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nước ta, là nơi biểu hiện tập trung của quyền tư pháp. Thông qua hoạt động xét xử thể hiện nền công lý, thể hiện chất lượng và uy tín của tồn bộ hệ thống cơ quan tư pháp của Nhà nước ta. Hệ thống Toà án đã trải qua nhiều cuộc cải cách tư pháp để ngày càng củng cố và phát triển, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nước nhà để ngày càng thể hiện đầy đủ bản chất nhân dân của nền tư pháp và của nhà nước ta.
Trong q trình thực hiện chức năng của ngành Tồ án là giải quyết và xét xử các loại vụ án, đây là trọng trách rất vinh dự nhưng cũng rất nặng nề. Đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo.
Trong q trình phịng, chống tội phạm. Đảng và Nhà nước ta có chủ trương lấy phịng ngừa, giáo dục, cảm hố là mục tiêu cơ bản, hạn chế đến mức thấp nhất việc trấn áp, trừng trị. Với đường lối đó, việc xử lý đối với tội phạm được tiến hành trên cơ sở phân hố theo nhiều tiêu chí khác nhau để có biện pháp thích hợp đối với từng người phạm tội. Với đường lối đó pháp luật hình sự nhà nước ta cho phép Tồ án áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp và điều kiện nhất định. Đó chính là chế định án treo, chế định án treo được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, với tính chất pháp lý là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự nói chung và áp dụng pháp luật về án treo nói riêng của Tồ án nhân dân cũng là một phương tiện để bảo vệ pháp luật. Là hoạt động mang tính đặc thù, bởi vì chủ thể áp dụng pháp bao giờ cũng là cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngành Tồ án nhân dân đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận nhưng cũng cịn có những hạn chế, tồn tại, cịn có những cách hiểu chưa thống nhất cả về lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự trong đó có áp dụng pháp luật về án treo, nên cần phải có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách khoa học.
Để góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc tác giả luận văn đã sử dụng và kết hợp hài hoà các phương pháp nghiên cứu khoa học, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học của những người đi trước cố gắng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự và thực trạng cơng tác này tại Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích đánh giá đầy đủ thực trạng áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Tồ án nhân dân hai cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể trong những năm gần đây việc áp dụng pháp luật về án treo đã phát huy được ý nghĩa và tính ưu việt của chế định này, thể hiện rõ nét nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và phương châm trừng trị kết hợp với cải tạo, giáo dục người phạm tội trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, góp phần răn đe và phịng ngừa tội phạm, giữ vững an ninh chính trị ở địa phương. Tuy nhiên khơng phải lúc nào áp dụng pháp luật về án treo cũng được đúng đắn và chính xác. Việc áp dụng pháp luật về án treo của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc bên cạnh những ưu điểm cần phát huy cũng vẫn còn những hạn chế, vướng mắc như: cho hưởng án treo không đủ điều kiện, đánh giá không đúng, không đầy đủ về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, về nhân thân người phạm tội để cho hưởng án treo; không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo trong một số loại tội... Những hạn chế vướng mắc này xuất phát từ những nguyên nhân: Các chủ thể áp dụng pháp luật mà cụ thể là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chưa nêu cao vai trị trách nhiệm của mình, khơng chịu khó nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ dẫn đến áp dụng pháp luật về án treo cịn nhiều sai sót. Mặt khác một số văn bản áp
dụng pháp luật về chế định án treo và liên quan đến án treo có thay đổi bổ sung nhưng việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa kịp thời dẫn đến trường hợp nhận thức không thống nhất giữa các ngành pháp luật, giữa Toà án cấp dưới và Toà án cấp trên... Việc đánh giá thực trạng bằng những số liệu thực tế, những ví dụ vụ án cụ thể đã khái quát được những kết quả đạt được, chỉ ra được những hạn chế vướng mắc, tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về án treo của Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài việc nêu ra được những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và chỉ ra được những nguyên nhân đó. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự và thực trạng của cơng tác này của Tồ án nhân dân tỉnh ở Vĩnh Phúc đã cung cấp cho chúng ta những luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những tồn tại, thiếu sót, phấn đấu nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân hai cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Những kết quả đạt được thể hiện trong luận văn, đã cho thấy sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân tác giả, sự giúp đỡ nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm của các thầy, các nhà khoa học, nhất là người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học luận văn này. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu và khả năng có hạn, luận văn sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong được sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; thầy giáo tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp, các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.