Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ÁN TREOTRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở NƯỚC TA
Việc xây dựng và hoàn thiện về chế định án treo trong Luật Hình sự Việt Nam là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nó phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phù hợp với thông lệ quốc tế trên con đường phát triển, hội nhập. Thực tiễn áp dụng pháp luật về án treo trong thời gian qua cho thấy đã thu được kết quả tốt mang một ý nghĩa hết sức to lớn, chúng ta đã thể hiện được tính nghiêm khắc trong pháp luật hình sự là kiên quyết trừng trị kẻ phạm tội, song cũng phần nào thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước trong việc khoan hồng đối với những người lần đầu lầm lỡ, biết ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả do tội phạm mà mình đã gây ra. Như vậy về ý nghĩa, mục đích của hình phạt đã đạt được là chúng ta lấy giáo dục làm chính mà không phải nhất thiết bắt họ phải cách ly khỏi đời sống xã hội.
Qua khảo sát thực tế về việc áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân trong thời gian qua. Chúng tôi nhận thấy trong những năm gần đây tỷ lệ người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo có phần gia tăng so với các loại hình phạt khác, điều đó thể hiện xu hướng nhân đạo của pháp luật Nhà nước ta, đồng thời đang có xu hướng xã hội hoá trong công tác quản lý, giáo dục người bị kết án đó là giao người bị kết án về cho gia đình, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc trực tiếp quản lý, giáo dục những đối tượng này, thông qua việc làm đó cũng phần nào giảm
được những gánh nặng cho nền kinh tế đất nước như đỡ bố trí nhân lực, không phải xây dựng thêm các nhà tù nhằm quản lý họ mà chúng ta lại giao họ về cho các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và gia đình trực tiếp quản lý, điều đó đã phần nào xoá đi được những mặc cảm về thân phận của họ, đồng thời họ được cải tạo, hoà nhập với cộng đồng mà không bị cách ly khỏi đời sống xã hội.
Bảng 2.1: Tổng hợp số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm từ năm 2005
đến năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
Năm Tổngsố Cải tạo KGG Tỷ lệ % Phạt tù cho hưởn g án treo Tỷ lệ % Từ 3 năm tù trở xuống Tỷ lệ % Từ3 năm tù đến 7năm tù Tỷ lệ % Từ7 năm tù đến 15 năm tù Tỷ lệ % Từ15 năm tù đến 20 năm tù Tỷ lệ % 2005 77974 1271 1,63 18743 24 36623 47 12983 16,6 5833 7,48 1052 1,35 2006 89839 1210 1,35 22438 25 43204 48 13543 15 6324 7,03 1361 1,51 2007 92260 1643 1,78 24328 26,3 42732 46,3 14228 15,4 5872 6,36 1216 1,31 2008 98741 1690 1,71 27360 27,7 45265 45,8 14424 14,6 6153 6,23 1297 1,31 2009 102577 2.117 2,06 26843 26 49143 48 14311 13,9 6153 5,99 1152 1,12
Trung bình tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo trong 5 năm 25,8 %
Nguồn: Số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao.
Theo dõi bảng tổng hợp các bị cáo bị đưa ra xét xử trong những năm vừa qua thì thấy số các bị cáo bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ tương đối lớn (trung bình trong các năm từ năm 2005 đến năm 2009 chiếm trên 20% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử) trong số các loại hình phạt được áp dụng hiện nay.
Thống kê số liệu của bảng tổng hợp trên thì:
Năm 2005 có 18743 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 24% Năm 2006 có 22438 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 25% Năm 2007 có 24328 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 26,3% Năm 2008 có 27360 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 27,3%
Năm 2009 có 26843 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 26%
Trung bình trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009 tỷ lệ người được hưởng án treo là 25,8%.
Bảng 2.2: Tổng hợp số bị cáo bị đưa ra xét xử phúc thẩm trong năm 2008 và năm 2009 trên phạm vi toàn quốc
Năm Tổng số bị cáo bị đưara xét xử
Chuyển từ được hưởng án treo sang
hình phạt tù giam
Chuyển từ hình phạt tù giam sang được hưởng án treo
2008 19.567 123 1810
2009 13.702 126 1.285
Tỷ lệ trung bình chuyển từ treo sang giam 0,75% Tỷ lệ trung bình chuyển từ giam sang treo 39.36%
Nguồn: Số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao.
Như vậy nhìn chung hiện nay trong quá trình xét xử ở cả hai cấp thì đều có xu hướng mở rộng việc áp dụng chế định án treo đối với người phạm tội. Việc mở rộng hình thức áp dụng chế định này của pháp luật Nhà nước ta hiện nay có một ý nghĩa nhân văn hết sức to lớn, chính sách đó hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung của xã hội loài người.
Để áp dụng pháp luật về án treo được đúng đắn và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Toà án nhân dân tối cao đã có nhiều biện pháp tích cực, nhằm phát huy tác dụng và hiệu quả của công tác xét xử nói chung, việc áp pháp luật về án treo nói riêng của Toà án nhân dân. Nhiều đợt tập huấn đã được đã được tổ chức để nâng cao và thống nhất nhận thức của những người làm công tác xét xử, đặc biệt là các Thẩm phán. Tại các hội nghị tổng kết công tác năm, các cuộc hội thảo chuyên môn, những vấn đề chuyên môn xét xử nói chung, áp dụng chế định án treo nói riêng cũng đã được đề cập và bàn thảo sôi nổi. Bên cạnh đó là hàng loạt biện pháp cũng đã được thực hiện như: Việc nghiên cứu và trao đổi nghiệp vụ trên Tạp chí Toà án nhân dân, các tạp chí khoa học pháp lý khác…, Nhờ đó việc áp dụng pháp luật về án treo trên cả nước đã đạt được một số kết quả nhất định, vừa góp phần thực hiện trên
thực tiễn chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, vừa tạo điều kiện thuận lợi để những người lầm đường lạc lối có cơ hội tốt để tự cải tạo thành người có ích cho xã hội.
Tuy nhiên không phải chúng ta không có thái độ dứt khoát với những kẻ phạm tội có tính chất côn đồ, hung hãn, hành vi mang tính nguy hiểm cao cho xã hội, có nhân thân xấu luôn vi phạm pháp luật của Nhà nước. Đối với những kẻ như vậy việc cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội là hết sức cần thiết. Trong thực tiễn xét xử những năm gần đây, toàn ngành Toà án đã thống nhất cao độ trong việc không áp dụng án treo đối với những bị cáo phạm một số tội nhất định, như các tội phạm về ma tuý; hoặc áp dụng rất chặt chẽ chế định này đối với các bị cáo phạm một số loại tội khác như các tội phạm về điều khiển phương tiện giao thông…điều đó xuất phát từ quan điểm cần xử lý nghiêm khắc đối với những loại tội này để góp phần tích cực vào việc răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung khi những vụ án về những tội này tăng đáng kể và đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Tuy nhiên, đối với đa số các loại tội phạm, chế định án treo vẫn được áp dụng trên thực tiễn. Trong một chừng mực nhất định, vẫn cần khẳng định về vai trò quan trọng của chế định này; khẳng định về tính nhất quán trong chính sách, sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về án treo ở nước ta.
Song thực tế hiện nay việc áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân ở nước ta vẫn còn có những tồn tại, khiếm khuyết. Việc Toà án cho hưởng án treo không đúng thường gặp là cho bị cáo hưởng án treo khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và văn bản hướng dẫn, quá nhấn mạnh đến tình tiết tự nguyện bồi thường thiệt hại hoặc người bị hại bãi nại cho bị cáo mà không căn cứ vào nhân thân của bị cáo nên có trường hợp Toà án cho cả người thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm được hưởng án treo; áp dụng không đúng quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự đối với
người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, nên không quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước, mà tiếp tục cho bị cáo được hưởng án treo một lần nữa vì tưởng rằng người phạm tội trong thời gian thử thách phải bị phạt tù giam thì mới buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước.
Ví dụ: Nguyễn Văn Hùng đã bị xử phạt hành chính hai lần về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản vào năm 2001; có hai tiền án (ngày 19/9/2002 bị phạt 9 tháng tù về tội "Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng); ngày 16/9/2005 bị phạt 18 tháng tù cũng về tội "Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”, nhưng cũng được hưởng án treo thời gian thử thách là 36 tháng). Ngày 17/3/2006, Nguyễn Văn Hùng lại phạm tội "Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”, Toà cấp sơ thẩm đã xử phạt bị cáo Hùng 06 tháng tù và tổng hợp với 18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là 24 tháng tù. Nhưng khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm đã chuyển 6 tháng án tù (giam) thành án treo và không buộc bị cáo phải chấp hành 18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo trước đó. Phân tích bản án của Toà án cấp phúc thẩm thì thấy:
Toà án cấp sơ thẩm xử phạt Nguyễn Văn Hùng 06 tháng tù là cần thiết, đúng pháp luật và buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt 18 tháng tù của bản án trước là đúng với quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự.
Toà án cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm cho bị cáo được hưởng án treo là áp dụng không đúng quy định của pháp luật về chế định án treo vì Nguyễn Văn Hùng là người có nhân thân xấu, đã tái phạm mà lại phạm tội; vì thế, phạm tội lần này thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Trước đó trong năm 2001 Hùng có 02 lần bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản nhưng không chịu làm ăn lương thiện mà lại tiếp tục vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn. Từ sai lầm nghiêm
trọng này dẫn đến việc Toà án cấp phúc thẩm có sai lầm nghiêm trọng khác là không buộc Nguyễn Văn Hùng phải chấp hành hình phạt của bản án trước, mặc dù Hùng phạm tội trong thời gian thử thách của bản án trước.
Có trường hợp một bản án, Toà án kết án bị cáo phạm hai tội, nhưng khi quyết định hình phạt lại phạt tù giam một tội, còn cho hưởng án treo một tội.
Ví dụ: Nguyễn Ngọc Quy bị kết án về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng tại bản án hình sự sơ thẩm số 42/2007/HSST ngày 13/9/2007 của Toà án cấp sơ thẩm và bản án số 115/2007/HSPT ngày 29/11/2007 của Toà án cấp phúc thẩm đều phạt bị cáo 02 năm tù (giam) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng về tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” [44].
Nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về án treo trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân
Những hạn chế đã nêu trên trong quá trình áp dụng pháp luật về án treo phần nào đã làm giảm ý nghĩa và hiệu quả thực sự của chế định này, làm cho chế định án treo chưa phát huy được tác dụng là nhằm giáo dục người phạm tội ngoài xã hội nhưng vẫn đảm bảo sự răn đe của pháp luật đối với họ. Những tồn tại nêu trên trước hết phải nói thuộc về trách nhiệm của những người làm công tác pháp luật. Trước hết do năng lực trình độ nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác xét xử còn hạn chế, đánh giá về các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của người phạm tội mang tính phiến diện, không đầy đủ và thiếu khách quan, không nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà còn có thể mang tính cá nhân hoặc vì một lý do nào đó mà đã cho người bị kết án được hưởng án treo hoặc không cho họ được hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật.
Một nguyên nhân khác nữa mà đây là nguyên nhân hết sức quan trọng đó là các văn bản pháp luật của Nhà nước ta hiện hành chưa có sự quy định
một cách chặt chẽ và đầy đủ, nên cùng một vấn đề nhưng quan điểm không thống nhất trong đội ngũ những người làm công tác xé xử, ở mỗi nơi vận dụng một cách khác nhau.
Đây là tình trạng chung trên cả nước. Tuy nhiên ở mỗi địa phương khác nhau thì tình hình áp dụng pháp luật về án treo cũng có những đặc thù riêng.