CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.2.1.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro.
Hoạt động tín dụng ln chứa đựng những rủi ro, để có thể phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng NHNT cần áp dụng các giải pháp sau:
Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn : Phân tích đánh giá chính xác khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư thể hiện qua 4 nội dung sau:
Một là, đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: nhằm ràng buộc trách
nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính hợp lý của khách hàng chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng.
Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp trên một số mặt sau: + Quyết định thành lập doanh nghiệp;
+ Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp; + Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề; + Vốn điều lệ và vốn kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Tài sản riêng độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
+ Tình hình thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo
doanh nghiệp: vị trí của người lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, có thể đánh giá trên một số khía cạnh sau:
Phân tích năng lực, trình độ chun mơn:
+ Cơng việc của người lãnh đạo được phân cơng có phù hợp với chuyên môn của họ không?
+ Khả năng hoạch định chính sách của người lãnh đạo trong kinh doanh thơng qua các chiến lược về sản phẩm, về thị trường, về chiến lược khách hàng, về định hướng phát triển của doanh nghiệp;
+ Phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thơng qua các tiêu chí như: tổ chức sắp xếp lao động, cách thức hạch tốn, quyết tốn tài chính hàng năm; Phân tích các phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…
Đánh giá xác định uy tín, vị trí của người lãnh đạo điều hành về khả năng điều hành doanh nghiệp để từ đó NHNT xác định được mức vốn đầu tư cho doanh nghiệp bao nhiêu thì phù hợp.
Ba là, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp: nhằm giúp cho ngân hàng
nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bốn là, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp: nhằm xác
định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tán rủi ro : Phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẽ rủi ro
một lĩnh vực đầu tư, NHNT phải đa dạng hóa loại hình cho vay và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.
Sử dụng các đảm bảo chắc chắn
NHNT cần lựa chọn một hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm vay vốn. - Đối với đảm bảo bằng tài sản: NHNT phải xác định chính xác được quyền sở hữu,
quyền sử dụng, tính lưu thơng và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Cần lưu ý thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo lớn hơn thời hạn vay tiền.
- Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh: NHNT phải đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh. Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội
Tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến việc xây dựng chính sách tín dụng.
Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của NHNT, nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên các mặt: - Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế; các diễn biến của thị trường vốn,
quan hệ cung cầu vốn đầu tư…;
- Diễn biến về sự biến động của giá vàng trên thị trường qua đó xác định hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất đầu tư của NHNT.
Lãi suất cho vay = lãi suất cơ bản + hệ số rủi ro.
Hệ số rủi ro trong cho vay trung và dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn.
Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng
Thơng qua báo cáo tài chính mà doanh nghiệp thường xun phải cung cấp cho NHNT.
Thơng qua tài liệu của các cơ quan liên quan như báo cáo kiểm tốn, thơng qua thị trường hoặc thông qua thông tin của các cơ quan pháp luật…;
Thơng qua trung tâm tín dụng hoặc cũng có thể thơng qua hội nghị khách hàng, thông qua quan hệ bạn hàng…
Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thơng tin về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có được những chiến lược kinh doanh phù hợp và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Tăng cường công tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ
Cơng tác kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và NHNT. Phải kiểm tra chặt chẽ cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ giữa NHNT với doanh nghiệp để bảo vệ cho NHNT trước pháp luật.
* Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động kinh doanh gồm:
- Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay.
- Kiểm tra hồ sơ vay để đánh giá những khoản đã cho vay có cần bổ sung, chỉnh sửa gì khơng?
- Phân tích đánh giá chất lượng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo.
- Tiến hành phân loại nợ, tổ chức kiểm tra chéo áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện q trình đầu tư vốn.
Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng
Để có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, NHNT phải trích đầy đủ quỹ dự phịng rủi ro theo đúng quy định của NHNN, đưa vào chi phí nhất là khi có những khoản nợ quá hạn mới phát sinh.
Rủi ro luôn luôn tiềm ẩn trong mọi lĩnh vực họat động của ngân hàng.
Nhận thức tác hại của rủi ro, NHNT cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa , phân tán rủi ro…để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó.