Kết quả kiểm định mơ hình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 25 - 27)

Phương pháp thực hiện : sử dụng công cụ hồi quy tương quan trong phần mềm SPSS để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Lệnh : Analyze -> Regression – Linear - Kết quả thực hiện:

Dùng phương pháp đưa các biến vào cùng một lúc (Enter) để phân tích kết quả thu được, tóm tắt như sau (Phụ lục 3) :

Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R-Square là 0,459 chứng tỏ mô hình có sự phù hợp 45,9%.

Mức độ quan trọng của các thành phần tham dự vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của VCB được phản ánh qua giá trị của các hệ số : các hệ số đều khác 0 chứng tỏ các thành phần đều tham dự vào năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng. So sánh giá trị cho thấy : Chất lượng sản phẩm và phục vụ là yếu tố quan trọng nhất trong, tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh nội tại của VCB ( = 0,238). Mỗi sự thay đổi trong sản phẩm và cung cách phục vụ tốt lên thì sẽ tác động làm tăng năng lực cạnh tranh của VCB, cao hơn so với các yếu tố khác. Thương hiệu (=0,164) ảnh hưởng khá mạnh đến năng lực cạnh tranh. Một thương hiệu nổi tiếng và tạo được uy tín với khách hàng sẽ là yếu tố nâng cao sức cạnh tranh lên rất lớn của ngành dịch vụ. Các yếu tố khác như : hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng (=0,88); Chất lượng nhân sự và hiệu quả trong quản lý điều hành ngân hàng ( = 0,76); và khi giá cả tăng lên làm cho sức cạnh tranh của ngân hàng giảm ( = -0,75)

Như vậy, các giả thuyết H , H , H , H , H đều được chấp nhận và chưa có cơ sở

1

để bác bỏ những giả thuyết này.

2 3 4 5

Từ kết quả trên, phương trình hồi quy được xác định như sau :

NLCT=3,667+0,238*Sanpham+0,164*Thuonghieu+0,88*Taichinh+0,76*Nhansu -0,75*Giaca

Như vậy, sau khi làm sạch và xử lý dữ liệu chúng tôi đã rút ra những kết quả như sau

: - Về thang đo : sau khi kiểm định các thang đo thành phần, số liệu các thang đo

đều có độ tin cậy cao. Từ 4 nhóm biến độc lập và 01 biến phụ thuộc ban đầu (kết quả nghiên cứu định tính), q trình phân tích nhân tố đã có sự thay đổi thành 05 nhóm biến độc lập và 01 biến phụ thuộc,

Kết quả hồi quy cho thấy 05 thành phần đều tham gia vào mơ hình. Có sự ảnh hướng lớn nhất là : Sản phẩm đa dạng và có sự khác biệt thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tiếp đến là thương hiệu mạnh; tiềm lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh; chất lượng nhân sự và kinh nghiệm, khả năng quản lý và điều hành và cuối cùng là yếu tố giá cả có tác động nghịch biến làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.

Mơ hình hồi quy cũng đã thể hiện, yếu tố mà làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều nhất là sự đa dạng và khác biệt về sản phẩm, điều này phù hợp với tình trạng hiện nay khi mà các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngồi thì số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp quá ít cũng như tính chuyên nghiệp trong phục vụ chưa cao. Bên cạnh đó thì thương hiệu chính là uy tín, lịng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh và hiệu quả hoạt động tốt cũng là những nhân tố làm cho sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy khi mà giá cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ tác động ngược làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.

Kết qua nghiên cứu tương đối phù hợp với thực tế, nhưng kết quả đo lường năng lực cạnh tranh nội tại chỉ phản ánh đúng cho riêng NHTMCP Ngoại thương; đối với

các ngân hàng khác, kết quả này chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn có được kết quả chính xác thì cơng tác khảo sát phải được thực hiện lại trên quy mô của ngân hàng cần thực hiện đo lường.

Từ những kết quả kiểm định trên, tôi sẽ đánh giá một cách chi tiết từng yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nội tại của VCB trong phần 2.3 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của VCB trong quá trình hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w