Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan Thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án ở tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 59)

X 100% (Số xong hoàn toàn + Số

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan Thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh

của các cơ quan Thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh

Từ tháng 6 năm 1993 trở về trước, công tác thi hành án dân sự do Tòa án nhân dân các cấp đảm nhiệm, Nhà nước ta chưa có tổ chức cơ quan thi hành án dân sự riêng biệt, mà chỉ đặt ra các chức danh chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng tại Tòa án địa phương làm nhiệm vụ thi hành án, tòa án nhân dân các cấp ở địa phương vừa làm nhiệm vụ xét xử và trực tiếp tổ chức thi hành án, dưới sự chỉ đạo của Chánh án.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khúa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 6/10/1992 đã thông qua nghị quyết về việc bàn giao cơng tác thi hành án dân sự từ Tồ án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ.

Ngày 21 tháng 4 năm 1993, Pháp lệnh thi hành án dân sự (THADS) mới được thơng qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/1993 thay thế Pháp lệnh 1989: Chính phủ ban hành Nghị định số 30/NĐ-CP ngày 02/6/1993 quy định về tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan THADS và Chấp hành viên; Thủ tướng chính Phủ ban hành chỉ thị số 266/TTg ngày 2/6/1993 của Thủ

tướng Chính phủ về triển khai việc bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự. Đõy là bước ngoặt đánh dấu chuyển biến lớn đối với công tác THADS ở nước ta cả về tổ chức bộ máy và chuyên môn nghiệp vụ, từ đó đã hình thành cơ quan quản lý cơng tác THADS và các cơ quan THADS; cơ quan thi hành án dõn sự ở cấp tỉnh có phịng Thi hành án thuộc sở Tư Pháp, ở cấp huyện có Đội thi hành án thuộc phòng Tư Pháp. Việc chuyển giao cơng tác thi hành án từ Tịa án nhân dân các cấp sang cơ quan thuộc Chính phủ là phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp đã tiến hành ở nước ta, nhằm từng bước thống nhất quản lý công tác thi hành án, tạo điều kiện để cơ quan Tòa án tập trung thực hiện nhiệm vụ xét xử theo quy định của Hiến pháp năm 1992.

Việc Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý về công tác thi hành án dân sự không chỉ đơn thuân là sự thay đổi về cơ chế quản lý, chuyển giao nhiệm vụ từ ngành này sang ngành khác mà trên thực tế ngành Tư pháp phải tiến hành việc xây dựng từ đầu hệ thống cơ quan thi hành án dân sự cả về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Để các cơ quan THADS trong toàn quốc hoạt động cú hiệu quả, giải quyết kịp thời những bất cập trong quản lý và thực thi phỏp luật, ngành Tư Pháp cũng đồng thời phải tiến hành và tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và hoàn thiện Hệ thống pháp luật về THADS.

Ngày 14 tháng 01 năm 2004 Pháp lệnh THADS năm 2004 được Ủy ban thường vụ Quốc Hôi thông qua và cú hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004 thay thế Phỏp lệnh 1993; Ngày

11/4/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 50/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý THADS, cơ quan THADS và cán bộ công chức làm công tác THADS thay thế Nghị định số 30/1993/NĐ-CP. Theo quy định hệ thống các cơ quan THADS bước đầu được hỡnh thành độc lập theo ngành dọc và thay đổi tên gọi cho ngang tầm với nhiệm vụ, ở cấp tỉnh Phũng Thi hành ỏn đổi thành Thi hành án dân sự tỉnh, ở cấp huyện Đội thi hành án đổi thành Thi hành án dân sự huyện và cơ quan Thi hành án không thuộc Sở Tư pháp và Phũng Tư pháp như quy định tại Nghị định số 30/1993/NĐ-CP. Giám đốc sở Tư pháp được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền quản lý một số mặt về công tác tổ chức cán bộ đối với Thi hành án dân sự cấp tỉnh và Thi hành án dân sự cấp huyện, chức năng quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dõn sự theo lónh thổ cũng được chuyển giao cho UBND cùng cấp.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giao lưu dân sự - kinh tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt năng động, tích cực do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại, thì đồng thời mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; tình trạng vi phạm pháp luật, tranh chấp kinh tế, dân sự không ngừng gia tăng; số lượng vụ việc mà toà án nhân dân các cấp phải giải quyết ngày càng nhiều, giá trị tiền, tài sản phải thi hành ngày càng lớn, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, những quy định của Pháp lệnh THADS năm 2004 đó bộc lộ nhiều bất cập, do

vậy cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật THADS để điều chỉnh. Vì vậy, ngày 14/11/2008 Luật thi hành án dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thơng qua, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2009. Đồng thời, ngày 09/9/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2009.

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Điều 2 Nghị định 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 thì hệ thống tổ chức thi hành án dân sự (trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong Quân đội) được tổ chức, quản lý và tập trung thống nhất theo ngành dọc từ trung ương đến cấp huyện, gồm có:

1. Ở Trung ương: Tổng cục thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

2. Ở cấp tỉnh: Cục thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là Cục thi hành án dân sự tỉnh) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự;

3. Ở cấp huyện: Chi cục thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (được gọi chung là Chi cục thi hành án dân sự huyện) là cơ quan thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh.

Tổng cục Thi hành án, cơ quan Thi hành án địa phương có tư cách pháp nhân, con dấu Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.

Với nhưng quy định trên, kể từ ngày 01/11/2009, Cục thi hành án dân sự trực thuộc bộ Tư pháp sẽ nâng thành Tổng cục thi hành án. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về cụng tỏc thi hành ỏn trong phạm vi cả nước.

cp tnh: Thi hành án dân sự tỉnh nâng thành Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn như:

- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của toàn bộ hệ thống cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh; kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý là Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp.

- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, - Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho

người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008;

- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh Bắc Ninh theo hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp;

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Bắc Ninh thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 của Luật thi hành án dân sự 2008.

- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước hội đồng nhân dân cựng cấp khi có yêu cầu.

cp huyn: Thi hành án dân sự cấp huyện được nâng thành Chi cục thi hành án dân sự và có các nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật thi hành án dân sự năm 2008,

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008;

- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của Cục thi hành án dân sự .

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục thi hành án dân sự tỉnh;

- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự;

- Giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật thi hành án dân sự 2008.

- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án ở tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w