Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án ở tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 113)

- Kết quả thi hành án dân sự về việc và tiền trong n ăm

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, vẫn còn một số địa phương, cấp uỷ, chính quyền và Ban ch đạo thi hành án chưa có s quan tâm đúng mc ti công tác thi hành án dân sự.

Thực tế cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự của cấp ủy, chính quyền địa phương khơng đồng đều. Ở đâu có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền thì ở đó cơng tác thi hành án dân sự ngày càng tiến bộ, vươn lên đạt kết quả tốt trong nhiều mặt công tác. Nhưng cũng có một số địa

phương do chỉ tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nên cấp ủy, chính quyền cịn bng lỏng, khơng thường xun chỉ đạo, không giám sát đối với công tác thi hành án dân sự dẫn đến những trì trệ trong cơng tác này.

Một số nơi, Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự cịn hình thức, hoạt động không hiệu quả, chưa thấy được trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành của địa phương trong thực hiện công tác thi hành án dân sự.

Hoạt động thi hành án dân sự là nhiệm vụ phức tạp, gian nan, luôn địi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành hữu quan với cơ quan thi hành án dân sự. Đến nay, Ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự tỉnh chưa tham mưu được cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh để ban hành các quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan trong khối nội chính, các cơ quan Tài chính, Tài ngun và Mơi trường, Xây dựng, ngân hàng, kho bạc, các tổ chức tín dụng, lao động thương binh xã hội, bảo hiểm... để hoạt động thi hành án dân sự được thống nhất, hiệu quả.

Hai là, cơ quan thi hành án dân s, Chp hành viên và công chc thi hành án chưa thc hin tt công vic.

Những năm trở lại đây, mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án ở tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế mà ngun nhân chủ yếu phải nói đến chính là cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên.

Đối với cơ quan thi hành án dân sự: Một số cơ quan thi

hành án công tác phân loại án có điều kiện, chưa có điều kiện đã được thực hiện khẩn trương, thường xuyên. Tuy nhiên, có những việc có điều kiện thi hành án, các cơ quan thi hành án có trách nhiệm nhưng chưa tập trung thời gian, biện pháp thi hành dứt điểm hay chưa chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo thi hành án dân sự họp bàn để tổ chức cưỡng chế.

Một số cơ quan thi hành án chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Ban chỉ đạo thi hành án dõn sự để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chưa quyết liệt trong giải quyết án tồn đọng; cịn thụ động, trơng chờ hỗ trợ từ cấp trên, khơng chủ động tìm ra phương án để thi hành dứt điểm vụ việc. Vẫn còn hiện tượng chậm trễ trong xử lý tang vật, tài sản trong các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xác minh điều kiện thi hành án chưa đúng với quy định, thiếu thành phần tham gia, vi phạm thời gian; không cương quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án với những vụ việc người phải thi hành án cố tình chống đối. Nhiều nơi, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian, trình tự, gây bức xúc cho đương sự, là nguyên nhân của khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài.

Công tác báo cáo, thống kê đã được các cơ quan thi hành án dân sự ở Bắc Ninh thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn có một số đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ báo cáo,

thống kê, chưa đúng quy định, chưa đảm bảo đúng thời gian nộp báo cáo.

Đối vi Chp hành viên, công chc làm công tác THA: Do

hệ thống cơ quan thi hành án dân sự đang được hồn chỉnh về quy mơ, thống nhất về cơ chế hoạt động nên vẫn còn nhiều bất cập đang được khắc phục dần. Trong đó có một bộ phận Chấp hành viên cịn yếu về năng lực chun mơn nghiệp vụ, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, hệ thống pháp luật ngày càng lớn, các quy định ngày càng mới. Đối với công tác xác minh, phân loại án, một số Chấp hành viên cịn đối phó, hình thức, khơng thực hiện thường xuyên, không xây dựng kế hoạch giải quyết sau khi đã xác minh, phân loại án; cịn bỏ sót một số vụ việc không tiến hành xác minh theo đúng quy định. Vì vậy, việc phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành khơng hiệu quả, thiếu chính xác, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra của công việc.

Ba là, cơ quan nhà nước, ban ngành hữu quan chưa phối hợp chặt chẽ trong công tác thi hành án dân sự.

Ở một số địa phương, cơ quan thi hành án dân sự chưa nhận được sự phối hợp tích cực từ phía các cơ quan hữu quan như kho bạc nhà nước, ngân hàng, các tổ chức tín dụng; bảo hiểm xã hội; cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm; cơ quan công an. Một số tổ chức chính trị - xã hội cịn chưa thấy rõ trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thực thi pháp luật.

Điều 176 của Luật thi hành án dân sự 2008 đã quy định rõ trách nhiệm của Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong thi hành án dân sự như cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về phong toả tài khoản, phong toả tài sản; khấu trừ tiền trong tài khoản, giải toả việc phong toả tài khoản, phong toả tài sản của người phải thi hành án.

Điều 177 Luật thi hành án dân sự 2008 có quy định trách nhiệm của bảo hiểm xã hội phải cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về các khoản thu nhập của người phải thi hành án đang được chi trả qua bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án.

Nhưng thực tiễn cho thấy sự phối hợp giữa kho bạc nhà nước, ngân hàng, các tổ chức tín dụng; bảo hiểm xã hội với cơ quan thi hành án dân sự vẫn lỏng lẻo và còn nhiều bất cập trong công tác cung cấp thông tin, xử lý tài sản của các cá nhân, tổ chức, đơn vị phải thi hành án. Đặc biệt là trong việc áp dụng các biện pháp xử lý tài sản đối với người phải thi hành án như: thực hiện các quyết định phong toả tài khoản, phong toả tài sản, khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng có mối quan hệ kinh tế (gửi tiền, tài sản, vay vốn) với người phải thi hành án nên họ

ln có xu hướng bao che cho người phải thi hành án. Một số tổ chức này không thực hiện nghiêm túc, không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án; không thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án trong việc phong toả tài khoản, phong toả tài sản, khấu trừ tiền trong tài khoản; thường có biểu hiện né tránh, kéo dài, đùn đẩy giữa cán bộ và lãnh đạo trong đơn vị, tránh mặt Chấp hành viên, lấy lý do là quy chế của đơn vị quy định phải báo cáo lãnh đạo cấp trên cho chỉ đạo, nhằm tạo cho người phải thi hành án có thời gian rút tiền khỏi tài khoản, tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thi hành án dân sự, cần có sự xem xét, quy định các biện pháp chế tài cụ thể để xử lý đối với những hành vi cố tình khơng cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác về tài sản, tài khoản, cố tình tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tiền, tài sản để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ thi hành án.

Bên cạnh đó, mặc dù tại Điều 178 Luật thi hành án dân sự 2008 đã quy định trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong thi hành án dân sự: Tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các yêu cầu liên quan đến các giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án đăng ký tại cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm ngay sau khi nhận được yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án

nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Thu hồi, sửa đổi, huỷ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Nhưng thực tế việc thực hiện các quy định trên của cơ quan chức năng vẫn cịn chậm trễ gây ảnh hưởng tới kết quả cơng tác thi hành án dân sự nói chung và tới quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự nói riêng.

Một số cơ quan chức năng, cá nhân, tổ chức chưa ý thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm nên việc phối hợp thực hiện công tác thi hành án dân sự còn thiếu trách nhiệm, thiếu hiệu quả.

Trách nhim ca cơ quan ra bn án, quyết định trong thi hành án:

Cơ quan ra bản án, quyết định phải bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế. Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án dân sự. Những trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời khơng q 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình thi hành án [48, tr.153].

Tuy nhiên, một số bản án, quyết định tuyên khó có thể thi hành được trong thực tế, và trong những trường hợp đó ngay cả một số cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên vẫn chưa chủ động vận dụng những quy định của pháp luật để yêu cầu, kiến nghị cơ quan Tồ án giải thích, phối hợp để bản án, quyết định được thi hành nhanh chóng, kịp thời, và đúng pháp luật.

Nhim v, quyn hn ca cơ quan, t chc được giao theo dõi, qun lý người đang chp hành án hình s: được quy định tại Điều 180 Luật thi hành án dân sự 2008. Đây là quy định hoàn toàn mới mà các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự trước đó chưa có điều kiện đề cập. Theo đó, cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự về các việc:

Giáo dục người đang chấp hành án hình sự thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Toà án; Cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự thông tin liên quan về người phải thi hành nghĩa vụ về dân sự đang chấp hành án hình sự; thực hiện việc thông báo giấy tờ về thi hành án dân sự cho người phải thi hành án đang chấp hành án hình sự; Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thu tiền thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự; Kịp thời thông báo cho cơ quan thi

hành án dân sự về nơi cư trú của người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù, được đặc xá, được miễn chấp hành hình phạt tù.

Thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, một số trại giam, cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự chưa phối hợp tốt với cơ quan thi hành án dẫn tới tình trạng người bị cải tạo đã hết thời gian chấp hành án, không trở về địa phương nên cơ quan thi hành án cũng không thể tận thu các nghĩa vụ dân sự họ phải thực hiện, hồ sơ thi hành án lại rơi vào tình trạng tồn đọng. Hay có nhiều trường hợp Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự muốn xác minh bị án đang ở trại giam nào phải làm việc qua Tổng cục 8 - Bộ Công an, được cung cấp bị án đang ở trại tạm giam, khi đến trại tạm giam thì bị án đã được chuyển đi chấp hành án tại một trại khác. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cá nhân, tổ chức trong công tác thi hành án dân sự vận hành còn khập khiễng, chưa được nhịp nhàng, vẫn cịn tình trạng phân biệt “việc anh, việc tơi” chưa ý thức đầy đủ mục đích của nhiệm vụ thi hành án do đó có ảnh hưởng chung tới việc thực thi pháp luật.

Về phía Viện kiểm sát nhân dân: Tại khoản 2 Điều 12 Luật

thi hành án dân sự năm 2008 quy định “Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời,

đầy đủ, đúng pháp luật”. Hiện nay, ở Bắc Ninh công tác kiểm sát thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số địa phương, Viện kiểm sát mới chỉ chú trọng kiểm sát hoạt động của cơ quan thi hành án, của Chấp hành viên chứ chưa kiểm sát các cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong q trình thi hành án. Vì thế mà hiện tượng các ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa phối hợp, chưa kịp thời thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án theo luật định vẫn diễn ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng công tác kiểm sát trực tiếp chưa sâu, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án, của các cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức dẫn đến tình trạng những vi phạm trong hoạt động thi hành án dân sự không được ngăn chặn, vi phạm tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoạt động thi hành án dân sự.

Khơng cịn tình trạng Viện kiểm sát nhân dân bố chí một cán bộ phụ trách cơng tác thi hành án, nhưng vẫn còn hiện

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án ở tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w