X 100% (Số xong hoàn toàn + Số
2.1.2. Về cụng tỏc tổ chức cỏn bộ
Để đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ, sau khi nhận bàn giao công tác thi hành án từ Tòa án chuyển sang năm 1993, Giám đốc sở Tư Pháp cùng với lãnh đạo cơ quan thi hành án tỉnh đã nỗ lực vừa ổn định về mặt tổ chức vừa phải triển khai nhiệm vụ thi hành trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nguồn cán bộ tuyển dụng, tiếp nhận vào cơ quan thi hành án hết sức khó khăn. Phần nhiều cán bộ đang công tác tại Tịa án khơng muốn chuyển sang làm công tác Thi hành án dân sự, dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh... Tại thời điểm bàn giao, số cán bộ chuyển giao từ Tòa án nhân dân các cấp sang cơ quan thi hành án so với tổng biên chế được giao cịn thiếu q nhiều, khơng đáp ứng với u cầu nhiệm vụ, trong khi đó nguồn để tuyển dụng cán bộ đã qua đào tạo luật lại quá ít và phần nhiều khơng có nguyện vọng vào ngành, do vậy trong một thời gian khá dài cơ quan Thi hành án các cấp số lượng
cán bộ thiếu và yếu, nhiều đơn vị chỉ có 01 chấp hành viên, dẫn đến tình trạng phải tuyển dụng cán bộ trái ngành, trái nghề sau đó đi đào tạo. Cả tỉnh Hà Bắc cũ khi nhận bàn giao chỉ có 64 cán bộ(gồm Phòng thi hành án và 16 Đội thi hành án).
Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập, các cơ quan thi hành án dân sự lúc đó gồm có: Phịng thi hành án và 06 Đội thi hành án với tổng số cán bộ hiện có 50 người (Phòng Thi hành án 06, các Đội thi hành án 44) đến năm 1999 thành lập thêm 02 đơn vị cấp huyện do chia tách địa giới hành chính, đưa số đơn vị cấp huyện lên thành 08 đơn vị.
Kể từ khi Luật thi hành ỏn dân sự năm 2008 và Nghị định 74/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chớnh phủ cú hiệu lực thi hành thỡ số lượng công chức làm cụng tỏc thi hành ỏn trong toàn tỉnh được thực hiện như sau: Năm 2010 Biên chế được giao: 100 biên chế. Biên chế thực hiện: 94 biên chế; Năm 2011 Biên chế được giao: 101 biên chế. Biên chế thực hiện: 98 biên chế.
Năm 2012 theo báo cáo đánh giá chất lượng công chức cơ quan thi hành án dân sự của Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc ninh năm 2012: Biên chế được giao: 105 biên chế, biên chế thực hiện 95 biên chế. Trong đó:
- Cục thi hành án dân sự tỉnh được giao 25 biên chế, biên chế thực hiện là 22 biên chế.
- Chi cục THADS cấp huyện được giao: 80 biên chế, biên chế thực hiện là 73 biên chế.
- Số đảng viên 74 đồng chí (Cục THADS tỉnh là 16 đảng viên, Chi cục THADS cấp huyện là 58 đảng viên).
- Số chưa đảng viên 21 đồng chí (Cục THADS tỉnh là 6 đồng chí, chi cục THADS cấp huyện là 15 đồng chí.
- Trình độ chun mơn: Thạc sỹ luật 05 người chiếm 5,26%, đại học 76 người chiếm 80%, Cao đẳng 6 người chiếm 6,3%, trung cấp có 8 người chiếm 8,4%.
- Trình độ chính trị: Cao cấp 07 người chiếm 7,36%, Cử nhân 01 người chiếm 1,05%, Trung cấp 18 người chiếm 18,9%, sơ cấp 69 người chiếm 72,6%.
Cơ cấu công chức theo các chức danh như sau:
- Chấp hành viên: 43 người chiếm 45,26%. Cơ quan Cục THADS: 9. Trong đó: Chấp hành viên cao cấp 01, Chấp hành viên trung cấp 6, sơ cấp: 02. Chi cục THADS cấp huyện: 34 đều là Chấp hành viên sơ cấp.
- Thẩm tra viên 09 người chiếm 9,4%. Cơ quan Cục THADS tỉnh 03; Chi cục THADS cấp huyện: 06
- Thư ký 17 người chiếm 17,8%. Cơ quan Cục THADS tỉnh 03; Chi cục THADS cấp huyện: 14
- Kế toán 11 người chiếm 11,5%. Cơ quan Cục THADS tỉnh 03; Chi cục THADS cấp huyện: 8
- Chuyên viên 5 người chiếm 5,2%. Cơ quan Cục THADS tỉnh 01; Chi cục THADS cấp huyện: 4
- Cán sự và tương đương 10 người chiếm 10,5%. Cơ quan Cục THADS tỉnh 03; Chi cục THADS cấp huyện: 7
- Về cơ cấu: Tỷ lệ nữ là nhiều cụ thể là 34 cán bộ nữ trên tổng số 95 cán bộ công chức toàn tỉnh chiếm 35,7 % do đặc thù của công việc thi hành án dân sự là nguy hiểm,va chạm nhiều nên khơng phù hợp với chị em.
Trình độ của công chức làm công tác thi hành án dân sự của Bắc Ninh hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơng chức thi hành án dân sự phải là những người tinh thông chuyên môn, thành thạo các kỹ năng thi hành án dân sự. Thực tế, ở Bắc Ninh hiện nay, chất lượng công chức thi hành án dân sự cịn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn như: Việc lập kế hoạch cưỡng chế, chủ trì tổ chức cưỡng chế các vụ việc phức tạp, số tiền tranh chấp lớn, có nhiều người liên quan có nhiều trường hợp họ không giải quyết được nên đã đùn đẩy cho chấp hành viên khác, có nhiều cơng chức thi hành án dân sự khơng am hiểu chính sách, pháp luật nên đã giải quyết cơng việc sai, cũng có những trường hợp mặc dù họ biết quy định của pháp luật nhưng khơng có kỹ năng để giải quyết công việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án.