- Kết quả thi hành án dân sự về việc và tiền trong n ăm
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dân sự
ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN Ở TỈNH BẮC NINH
Thời gian gần đây, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự luôn là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự cần phải: Đề cao vai trò của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp. Thực hiện đủ biên chế, nâng cao năng lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc của cơ quan thi hành án dân sự. Khẩn trương sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về công tác thi hành án dân sự. Các khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động thi hành án dân sự của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự ...
Để bảo đảm hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện thống nhất, đồng bộ các giải pháp sau:
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dânsự sự
Hiện nay, Luật thi hành án dân sự 2008 đã được ban hành, nhưng các văn bản hướng dẫn thực hiện luật chưa được ban hành đồng bộ, dẫn đến tình trạng việc tổ chức, quản lý thi hành án thuộc các lĩnh vực khác nhau lại đang được nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, dẫn đến việc không thống nhẩt
trong sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý và tổ chức thi hành án, không phát huy hiệu quả thi hành án, Hoạt động thi hành án dân sự do nhiều cơ quan phối hợp thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý, thiếu sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan thi hành án và các cơ quan hữu quan, hạn chế hiệu quả của mỗi lĩnh vực thi hành án. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật thi hành án dân sự chính là tạo ra hàng lang pháp lý thuận lợi cơng tác thi hành án dân sự. Vì vậy, sau khi Luật thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành, Chính phủ cần tích cực chỉ đạo Bộ tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng rà sốt các nghị định, chỉ thị, thơng tư kịp thời và phảI kịp thời ban hànhm sửa đổi bổ sung, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung trọng Luật Thi hành án dân sự và các bộ luật hình sự, tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự có liên quan đến cơng tác thi hành án dân sự như xét miễn, giảm thi hành án, cưỡng chế phong toả, khấu trừ tài khoản, tài sản tại Ngân hàng, kho bạc, các tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng; ban hành trình tự thủ tục thi hành các quyết định trong vụ án hành chính khơng liên quan đến tài sản, thi hành án có yếu tố nước ngoài… tạo tiền đề cho cơ quan thi hành án và các cơ quan có liên quan thực hiện thống nhất. Ngoài ra, cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể về cơ chế bắt buộc các cơ quan khác tham gia vào hoạt động thi hành án và cơ chế cho cơ quan thi hành án tham gia các hoạt động của chính quyền.
Bộ tư pháp nhanh chóng kiến nghị với Chính phủ quan tâm đến chế độ chính sách các quy định pháp lý vê tiền lương
đối với đội ngũ cơng chức làm cơng tác thi hành án dân sự, chính sách tiền lương đãi ngộ đối với Chấp hành viên, thẩm tra viên và công chức thi hành án cho phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động thi hành án. Tăng mức khốn kinh phí trên đầu người để làm cho công chức yên tâm công tác và thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ.
Ngoài ra, phải xây dựng được cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy hợp lý, xác định rõ trách nhiệm quản lý một cách toàn diện, tập chung, thống nhất hoạt động thi hành án từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với nhận xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Hệ thống cơ quan thi hành án nên được tổ chức ở ba cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện) và ở cấp trung ương cũng phải có chức danh Chấp hành viên cao cấp, đây sẽ là lực lượng vừa thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, vừa thực hiện trực tiếp nhiệm vụ thi hành án đối với những khó khăn phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và có yếu tố nước ngoài. Tổng Cục thi hành án dân sự cần xây dựng tiêu chí cụ thể xác định việc có điều kiện và khơng có điều kiện thi hành làm cơ sở để các cơ quan thi hành án dân sự địa phương rà soát, xác minh, phân loại, lập báo cáo, thống kê chính xác tiến tới giải quyết dứt điểm các vụ việc.
Về cơ chế quản lý thi hành án, thực tiễn công tác thi hành án ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy đây là loại cơng việc khó khăn phức tạp. Công tác này cần huy động được lực lượng của cả hệ thống chính trị từ sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các cơ quan
nhà nước, các đoàn thể và nhân dân cùng tham gia vào hoạt động thi hành án dõn sự.
Hồn thiện pháp luật về cơng tác giám sát thi hành án dân sự: Công tác giám sát hoạt động thi hành án dõn sự nói riêng có vai trũ vơ cùng quan trọng. Bởi thông qua các hoạt động giám sát, kiểm sát việc tuõn thủ phỏp luật để đánh giá những hành vi hợp pháp, không hợp pháp của các cơ quan thi hành án và của Chấp hành viờn . Thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy, ở địa phương nào mà Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Viện kiểm sát và nhân dân tích cực giám sát, kiểm sát cơng tác thi hành án dân sự thì ở đó thi hành án đạt kết quả cao.
Do đó, cần hồn thiện pháp luật về công tác giám sát, bởi cho đến thời điểm này chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về giám sát thi hành án dân sự một cách toàn diện đầy đủ, mà chủ yếu việc giám sát được tiến hành trên cơ sở các văn bản quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể giám sát thi hành án dân sự. Ví dụ, các quy định về kiểm sát thi hành án dân sự được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hoặc giám sát của nhân dân được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo … Chính sự rời rạc thiếu hệ thống và các quy định cịn mang tính chung chung, khơng đi vào từng lĩnh vực cụ thể này đã dẫn đến hoạt động giám sát thi hành án dân sự kém hiệu quả. Do đó, cần phảo có các quy định cụ thể của Pháp luật về giám sát thi hành án dân sự.
Việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan thi hành án là vấn đề mang tính chiến lược, nằm trong lộ trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Nhà nước ta, Vì vậy, cần hồn
thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự, chuẩn bị kế hoạch tốt theo đúng tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự. Mặc dù Luật thi hành án dân sự năm 2008 ra đời, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan thi hành án tổ chức và hoạt động. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành luật này còn thiếu, chưa đồng bộ, nên cịn thiếu cơ sở pháp lý chính thống đối với hoạt động thi hành án dân sự cho một số quan hệ pháp luật cụ thể. Những văn bản hướng dẫn thi hành luật này phải lấy mục tiêu bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo toàn bộ nội dung của nó, tạo ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa cơ quan thi hành án với cơ quan Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi hành án.
Quy định rõ và mở rộng hơn quyền hạn, trách nhiệm của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên trong quá trình thi hành án.
Các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương nghiên cứu hồn chỉnh việc soạn thảo ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự 2008 như: Thông tư liên tịch quy định chế độ thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên vào các ngạch sơ cấp, trung cấp và cao cấp; Thông tư liên tịch về thủ tục miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt, truy nộp sung cơng; Thơng tư liên tịch hướng dẫn về phí thi hành án; Thơng tư về thống kê thi hành án, bảo đảm pháp luật về thi hành án dân sự được áp dụng một cách thống nhất.
Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khác có liên quan đến thi hành án như: đăng ký tài sản, đăng ký tài sản thế chấp, gửi giữ tài sản, các quy định về giải quyết các tranh chấp kinh tế, phá sản doanh nghiệp... để tạo điều kiện cho