- Kết quả thi hành án dân sự về việc và tiền trong n ăm
3.1.3. Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thi hành án và Chấp hành viên, bảo đảm các bản án,
thi hành án và Chấp hành viên, bảo đảm các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành được tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật
Để bảo đảm hiệu lực thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan khác, cơ quan thi hành án cả nước, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh và các Chấp hành viên phải nhận thức và xác định rõ: chỉ trong trường hợp do điều kiện khách quan, khơng thể thi hành thì Chấp hành viên, cơ quan thi hành án mới xem là chưa có điều kiện thi hành và tạm thời chưa tổ chức thực hiện việc thi hành án. Tránh tình trạng vì lý do, động cơ khơng chính đáng, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cố tình khơng thi hành, kéo dài thời gian, mặc dù qua xác minh cho thấy, vụ việc có điều kiện thi hành án. Đồng thời, đối với những việc qua xác minh của Chấp hành viên cho thấy đương sự chưa có điều kiện thi hành án, thì phải có biện pháp xử lý thích hợp khơng để cơ quan thi hành án, Chấp hành viên mất nhiều thời gian, công sức vào những việc đó.
Để đạt được hiệu quả và kết quả tốt nhất thì Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự phải tuân thủ đúng các quy trình, trình tự các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thực hiện sáng tạo, ban hành các văn bản hoạt động đúng về hình thức, chuẩn về nội dung, tuyệt đối
khơng làm tổn hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Khi thực thi nhiệm vụ phải tạo thuận lợi, tránh tình trạng trì trệ, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho các bên đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Đặc biệt, hoạt động thi hành án dân sự phải gắn với việc đổi mới thủ tục thi hành án, bảo đảm việc thi hành án nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.
Ngồi ra, hoạt động thi hành án dân sự cũng phải được gắn liền với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên tránh tình trạng đùn đẩy, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc xác minh phân loại án, trong việc tổ chức thực hiện thi hành án hoặc tìm cách né tránh một số vụ việc khó thi hành xếp vào diện khơng có điều kiện thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên phải thực sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động thi hành án dân sự, vận dụng đúng các quy định của pháp luật vào từng tình huống, vụ việc và địa bàn cụ thể, bảo đảm thực thi nhiệm vụ có hiệu quả cao nhất.
Mặc dù, Luật thi hành án dân sự 2008 và các văn bản dưới luật khơng quy định thủ tục hồ giải trong thi hành án dân sự như một giai đoạn trong quá trình tố tụng, nhưng thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự cho thấy thuyết phục, hoà giải đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Cơng tác hồ giải, thuyết phục các bên đương sự thực hiện các nghĩa vụ thi hành án không chỉ là trách nhiệm của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án mà cịn địi hỏi có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, và đoàn thể.
Hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố cơ chế quản lý, tổ chức, bộ máy, đội ngũ Chấp hành viên làm nhiệm vụ thi hành án, sự quan tâm của chính quyền các cấp, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của đương sự, các điều kiện kinh tế, xã hội... Bên cạnh đó, điều đặc biệt quan trọng là các cơ quan thi hành án, Chấp hành viên phải được kiện toàn tổ chức, được quan tâm, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đủ mạnh thực hiện việc thi hành án có hiệu quả.
3.1.4. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơquan, tổ chức trong hệ thống chính trị với cơng tác thi