- Kết quả thi hành án dân sự về việc và tiền trong n ăm
3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự
án với các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự
Công tác thi hành án dân sự là hoạt động mang tính thực tiễn, xã hội rộng rãi, có thể nói hầu hết các hoạt động thi hành án dân sự đều được triển khai trong thực tiễn và gắn bó trực
tiếp với cơ sở. Đồng thời, do thi hành án có sự liên quan trực tiếp đến tài sản của đương sự, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống người phải thi hành án và gia đình, nên thi hành án dân sự có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như Tồ án, Viện kiểm sát, Cơng an, Thuế, Tài chính, Tài ngun Mơi trường, Đơ thị, Ngân hàng, Kho bạc, Bảo hiểm và chính quyền cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh….. và có tác động lớn đến tình hình an ninh chính trị ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay do đó cần có sự phối hợp, nhịp nhàng giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan trong hoạt động thi hành án dân sự. Để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong hoạt động thi hành án dân sự có các biện pháp cụ thể sau:
- Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với cơng tác thi hành án dân sự.
- Hoạt động thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh là hoạt động khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên có nhiều việc tự bản thân các cơ quan thi hành án sẽ không thực hiện được, do đó cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương ở tỉnh Bắc Ninh trong việc tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan. Trước hết, trong phạm vi của toàn tỉnh, thường trực Tỉnh Uỷ, Uỷ ban, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh và các huyện, thành phố, Thị xã cần duy trì tốt việc giao ban, thường xuyên và định kỳ với các ngành nội chính theo Quy định số 51/QĐ-TW ngày 19/4/2007 của ban chấp hành Trung
ương về nhiệm vụ và quan hệ công tác thi hành án dân sự, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp thi hành án. Sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên hơn nữa của cấp uỷ đảng nhằm mục đích cuối cùng là phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các cấp uỷ, các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
- Để tăng cường phối hợp giữa cơ quan thi hành án với cơ quan hữu quan trong hoạt động thi hành án dân sự. Trong thời gian tới Cục thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh cần tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban, Ban chỉ đạo thi hành án, các ban ngành trong tỉnh để sớm xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm thi hành án dân sự giữa thi hành án với các cơ quan cơng an, Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Quy chế phối hợp cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nhất là cơ quan Công an, Kiểm sát và Toà án trong việc áp dụng các biện pháp kê biên, phong toả tài khoản, tạm giữ tài sản của người phạm tội, biện phỏp khẩn cấp tạm thời; để đảm bảo việc cưỡng chế thi hành đối với những vụ việc khó khăn phức tạp và giải quyết án tồn đọng; trong việc sử lý nghiêm minh, kịp thời những người không chấp hành bản án, không thi hành án, cản trở việc thi hành án, vi phạm việc niêm phong, tài sản theo quy định tại các Điều 304, 305, 306, 310 Bộ luật Hình sự năm 1999, các cơ quan liên quan có trách nhiệm kê biên, tạm giữa tài sản, kèm theo tang vật (nếu có); cơ quan
thi hành án và Viện kiểm sát nhân dân cần ban hành quy chế phối hợp trong việc phân loại các vụ việc có điều kiện và khơng có điều kiện đảm bảo chính xác, khách quan. Các vụ việc cần áp dụng biện pháp cưỡng chế phải có sự trao đổi để thống nhất về phương pháp chỉ đạo và sự phối hợp.
Trong quá trình thi hành án dân sự, việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như phong toả, khấu từ tài khoản, tài sản của những đối tượng phải thi hành án tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc, cơ quan bảo hiểm… đạt kết quả không cao, do cịn có nhiều ý kiến khác nhau trong việc thực hiện thì Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh cần kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan này thực hiện nghiêm túc, nếu có khó khăn vướng mắc về cơ chế và pháp luật thì kịp thời kiến nghị Trung ương tháo gỡ.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cần tăng cường công tác chỉ đạo đối với uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn và phường về việc phối hợp với cơ quan thi hành án để thi hành án có hiệu quả các việc thi hành án trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường cần nhận thức rõ việc thi hành án là trách nhiệm nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003, pháp luật thi hành án dân sự. Coi kết quả việc giải quyết việc thi hành án là một trong những chỉ tiêu đánh giá xếp loại hồn thành nhiệm vụ. Do đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã cần quan tâm bố trí cán bộ Tư pháp có năng lực để giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện tốt việc phối hợp trong công tác thi hành án dân sự; chỉ đạo việc tuyên
truyền pháp luật thi hành án dân sự, thường xuyên đốn đốc thực hiện nghĩa vụ thi hành án trên hệ thống loa truyền thanh của cấp xã; buộc đương sự phải hoàn thành nghĩa vũ thi hành án trước khi được hưởng quyền hoặc thực hiện các dịch vụ hành chính tại cơ sở…
Tồ án nhân dân cần làm tốt công tác điều tra, xác minh để ra bản án, quyết định rõ ràng, chính xác. Trong cơng tác xét xử cần phổ biến triệt để các nội dung liên quan đến hiệu lực bản án và yêu cầu về thi hành án dân sự cho các bên liên quan. Việc phổ biến không chỉ bằng miệng mà cần ghi rõ vào bản án để người dân biết và thực hiện. Khi xét xử đối những người phạm tội ma tuý, nếu xác định rõ họ khơng có tài sản thì khơng tuyên phạt bổ sung tiền, bởi những người sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý số lượng nhỏ thường khơng có tài sản để thi hành án nếu vẫn tuyên phạt sẽ không khả thi.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường hoạt động kiểm sát để hỗ trợ tích cực về nghiệp vụ cho cơng tác thi hành án dân sự; đổi mới mạnh mẽ về phương thức tổ chức công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Để áp ứng yêu cầu trên đòi hỏi cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ Kiểm sát thi hành án phải hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đồng thời phải nắm chắc kỹ năng kiểm sát thi hành án dân sự đối với từng loại việc, ở các thời điểm, thời gian khác nhau từ khi bản án, quyết định dân sự của Tồ án có hiệu lực pháp luật trên cơ sở đó ban hành kháng nghị, kiến nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị khắc phục vi phạm
trong công tác thi hành án dân sự. Đổi mới mạnh mẽ trong việc vận dụng linh hoạt các phương thức công tác kiểm sát, thường xuyên bám sát hồ sơ thi hành án đã nghiên cứu phát hiện kháng nghị kịp thời những vi phạm của Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án được thi hành ngay theo quy định của pháp luật, đầy đủ, kịp thời. Bố trí lựa chọn đủ số lượng Kiểm sát viên có trình độ năng lực nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị vững vàng để làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự ở cấp huyện. Bên cạnh đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thi hành án 2 cấp cần tăng cường việc phối hợp và chỉ đạo các vụ việc phải cưỡng chế về thi hành án để công tác thi hành án và kiểm sát thi hành án đạt hiệu quả và chất lượng cao, phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.
Việc hình thành Ban chỉ đạo công tác thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi cả nước là điều kiện thuận lợi lớn đối với hoạt động của cả hệ thống cơ quan thi hành án dân sự nói chung và của các cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh cần tranh thủ triệt để cơ chế tích cực này, chủ động báo cáo đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo công tác thi hành án cùng cấp, cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự những vụ việc thi hành án lớn, có tính chất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
Để Ban chỉ đạo công tác thi hành án hoạt động tốt, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án ở tỉnh Bắc Ninh cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo trong việc xây dựng Quy chế hoạt động, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên Ban chỉ đạo. Cơ quan thi hành án cũng phải hết sức tranh thủ uy tín, vị trí của Ban chỉ đạo, nhất là của đồng chí trưởng ban, để có thể huy động lực lượng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan chức năng như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Tư pháp và các ban ngành liên quan, cùng các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể quần chúng trong thi hành án dân sự, nhất là trong việc giải quyết những vụ việc lớn, khó khăn, phức tạp.
Các thành viên của Ban chỉ đạo công tác thi hành án các cấp ở Bắc Ninh cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với hoạt động của ban, tránh hoạt động hình thức, hoạt động theo kiểu định kỳ trong các dịp sơ kết, tổng kết thi hành án dân sự tại địa phương; tăng cường kiểm tra, chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự áp dụng đúng, chính xác các quy định của pháp luật thi hành án dân sự; tham mưu cho cấp ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo phối hợp các ban ngành, đoàn thể tham gia việc thi hành án, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cơng tác thi hành án dân sự.