Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2011 đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, các cấp, các ngành đã quan tâm đến công tác quy hoạch, nâng
cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch, nhất là việc tập trung vào xây dựng quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố và của tỉnh làm căn cứ cho việc hoạch định kế hoạch 5 năm và hàng năm. Đa số các dự án được thực triển khai thực hiện theo đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.
Thứ hai, công tác kế hoạch hoá đầu tư, việc phân bổ, sử dụng vốn đầu tư
ngày càng được quan tâm và có nhiều đổi mới, được thực hiện sớm và công khai hóa, giúp chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm. Các tiêu chí và định mức phân bở vớn NSNN được quy định cụ thể, bám sát hướng dẫn của trung ương, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển và yêu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế của các huyện, thành phố. Việc phân bổ vốn được thực hiện công khai, minh bạch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã; từng bước khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, có ý nghĩa lớn đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn và đối với phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đờng thời đã quan tâm bớ trí lượng vớn đáng kể cho công tác chuẩn bị đầu tư và công tác quy hoạch...
Thứ ba, đã cụ thể hoá các quy định của trung ương, xây dựng được một
hệ thống văn bản quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Bắc Giang. Hệ thống văn bản quản lý, điều hành của địa phương đã cố gắng bám sát những u cầu của cơ chế, chính sách quản lý vớn NSNN trong đầu tư XDCB hiện hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để triển khai công tác đầu tư XDCB ở địa phương; kịp thời có những chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Thứ tư, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ
chức trong lĩnh vực quản lý ngân sách được nhận thức và phân định rõ ràng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, cơng khai các thủ tục hành chính, đã rút ngắn thời gian so với thời gian quy định trong nhiều khâu. Đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực đầu tư và xây dựng nói chung và quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB đã được quan tâm chú ý nâng cao năng lực cả về chất lượng và số lượng. Hàng năm, đều có chương trình tập huấn cho các cán bộ chuyên môn, chủ đầu tư về quản lý đầu tư, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã.
Thứ năm, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát sử dụng vốn đầu tư từ
NSNN được tăng cường. Qua giám sát, kiểm tra, thanh tra đã có những chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý đầu tư, giúp các chủ đầu tư nâng cao trách nhiệm, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án; đã có xử lý các sai phạm về tài chính, kiến nghị xử lý về kinh tế, thu hồi về NSNN hàng chục tỷ đồng. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đã kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, chất lượng công trình ngày một nâng cao; đồng thời cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách đới với cơng tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn.
Những kết quả đạt được trên đây của công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nơng thơn giai đoạn 2006 - 2011 cịn có ý nghĩa thiết thực và cụ thể hơn vì đã bổ sung cho tỉnh có thêm nhiều công trình KCHTKT nông nghiệp, nông thôn được xây dựng mới và được tu bổ, cải tạo nâng cấp, qua đó đã cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ, cụ thể như:
- Mạng lưới GTNT, đặc biệt là GTNT ở các huyện miền núi được cải thiện đáng kể. Nếu năm 2006 trên địa bàn tỉnh cịn 4 xã chưa có đường ơ tơ đến trụ sở UBND xã (Sơn Động 2 xã, Lục Ngạn 2 xã) thì đến năm 2011 có
100% số xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã (trong đó có 206 xã có đường ô tô đến quanh năm); tổng số thôn có đường xe ô tô đến là 2.267 thôn, đạt 98,9%. Tỷ lệ cứng hoá đường GTNT đạt 48%, tăng 16% [3].
- Việc xây dựng, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi sông Sỏi, cụm công trình hồ chứa huyện Lục Ngạn; kiên cố hoá thuỷ lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn, Nam Yên Dũng và hệ thống kênh mương nội đồng đã nâng năng lực tưới, tiêu tăng hơn, diện tích đất canh tác chủ động được nước tưới đạt 80,8%, tăng 11,9% so với trước [34].
- Đến năm 2011 có 38 xã và 129 thôn có công trình nước sạch tập trung; 26 xã và 94 thôn có hệ thống nước thải tập trung. Tỷ lệ số người được sử dụng nước hợp vệ sinh là 84,7%; có 12,6% số xã và 4,1% số thôn có hệ thống nước thải tập trung [3].
- Đến năm 2011 có 100% số xã và 99,6% số thôn, bản trong tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia [3].
Hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp đã làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn, giá trị sản xuất nông nghiệp ngày một được nâng lên. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nơng nghiệp vẫn là ngành sản x́t giữ vị trí quan trọng, đóng góp lớn vào nền kinh tế và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn chiếm 31,4% và duy trì giá trị sản xuất tăng bình quân 3,4%/năm. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nơng nghiệp tăng 2,1 lần từ 26 triệu đồng/ha/năm năm 2006 lên 55 triệu đồng/1ha/năm năm 2011. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung lớn có giá trị kinh tế cao như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, rau chế biến Lạng Giang, Tân Yên; lúa thơm Yên Dũng... Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn ngày càng cải thiện. Đến hết năm 2011 tỉnh đã hoàn thành kế hoạch xoá nghèo cho các hợ gia đình chính sách, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 32,9% x́ng cịn 14,9% [30], [34].
Đánh giá thực trạng nông thôn theo Bợ tiêu chí q́c gia về xây dựng nơng thơn mới của Chính phủ, qua rà soát 206 xã (khơng kể xã điểm Tân Thịnh do Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo) trên địa bàn tỉnh, có 3 xã đạt từ 14 -18 tiêu chí, 21 xã đạt từ 9 - 13 tiêu chí, 15 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí... [36].