Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ 2006 - 2011 vẫn cịn bợc lợ nhiều hạn chế, ́u kém, cụ thể như:
Một là, công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế.
Chất lượng của một số đồ án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, sản phẩm, chủ yếu còn nhiều hạn chế, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có đủ căn cứ vững chắc, nhất là các thơng tin về dự báo, dự tính các yếu tố tác động cả bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quy hoạch. Tính liên kết giữa các quy hoạch cịn chưa cao, thậm chí có những quy hoạch mâu thuẫn nhau (ví dụ như quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất); một số quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu chưa bám sát với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hợi. Mợt sớ quy hoạch chi tiết cịn chưa được quan tâm xây dựng như: Quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch khu xử lý rác thải, quy hoạch nghĩa trang nông thôn... Trong quá trình lập quy hoạch, một số chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn chưa có sự phới hợp chặt chẽ, cịn có biểu hiện khoán trắng cho các đơn vị tư vấn, làm ảnh hưởng đến chất lượng của các quy hoạch, nên từ giai đoạn xây dựng đề cương, dự toán kinh phí đến việc tởng hợp báo cáo quy hoạch phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần, gây tớn kém kinh phí và thời gian. Có quy hoạch xây dựng do công tác dự báo chưa sát thực tế, nên quy hoạch mặc dù đã được phê duyệt, sau thời gian 1-2 năm đã phải điều chỉnh, gây lãng phí NSNN.
Cơng tác quản lý nhà nước về thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập, biểu hiện rõ nhất là có một số dự án được phê duyệt thực hiện không đúng với
quy hoạch đã được phê duyệt, vô hình chung đã làm phá vỡ các quy hoạch đã được dụt. Cơng tác quy hoạch cịn chờng chéo nên việc lập và thẩm định dự án cịn chờng lấn ví dụ: ngành lập rời hụn lại lập, dự án kênh mương chồng lấn lên dự án giao thông, kênh mương làm rồi quy hoạch công nghiệp và xây dựng các công trình khác lại đập đi, phá bỏ..., gây lên sự lãng phí to lớn trong đầu tư.
Việc bớ trí vớn NSNN hằng năm cho cơng tác quy hoạch của tỉnh và ở cấp huyện còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch.
Hai là, việc thực hiện kế hoạch vớn đầu tư hàng năm cịn nhiều bất cập.
Mặc dù kế hoạch vốn đầu tư hằng năm được UBND tỉnh giao sớm từ cuối năm trước, song việc điều chỉnh, bở sung kế hoạch cịn diễn ra phở biến, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc triển khai kế hoạch được giao. Chỉ tính riêng trong 3 năm (từ 2009 - 2011) trong tổng số 80 dự án, công trình phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư thì đã có 32 dự án, công trình xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn, chiếm 40% tổng số công trình; tổng giá trị điều chỉnh, bổ sung là 410,1 tỷ đồng [19], điển hình như một số dự án: Đường giao thông đến trung tâm các xã Tân Lập - Đèo Gia - Tân Mộc (huyện Lục Ngạn) tăng 971%; Đường liên xã thị trấn Lục Nam - Nghĩa Phương - Huyền Sơn - Bắc Lũng tăng 10,5%, Cụm công trình thuỷ lợi Hồ Hàm Rồng huyện (Lục Ngạn) tăng 78,3%...[1].
Ba là, công tác quản lý nhà nước về đấu thầu cịn nhiều hạn chế, bất cập.
Cơng tác giám sát đấu thầu của một số chủ đầu tư thực hiện chưa nghiêm túc; cịn có biểu hiện thơng thầu, thiếu cạnh tranh minh bạch, đặc biệt đối với các công trình nhỏ, hiệu quả từ công tác đấu thầu không cao. Tỷ lệ giảm giá trong đấu thầu cũng như chỉ định thầu có xu hướng giảm dần qua các năm, tỷ lệ giảm giá trong đấu thầu rộng rãi ngày càng thấp (năm 2009 là 5,5%, năm
2010 là 5,74%, năm 2011 là 2,41%) [19].
Bốn là, công tác quản lý tiến đợ thực hiện dự án cịn hạn chế, chưa có
dự án chậm tiến độ; việc giải ngân vẫn dồn về cuối năm, một số chủ đầu tư không quan tâm đến việc quản lý kế hoạch vốn được giao, dẫn đến không kịp thời báo cáo, hoặc báo cáo không sát với khả năng thực hiện. Tình trạng nợ đọng XDCB vẫn diễn ra phổ biến ở các huyện, xã trong tỉnh, đến 31/12/2011, tổng số nợ XDCB trên địa bàn tỉnh gần 220 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ XDCB đối với các dự án, công trình KCHTKT nông nghiệp, nông thôn là không nhỏ. Một số huyện có số nợ đọng vốn quyết toán lớn là huyện Tân Yên 17 tỷ đồng, Việt Yên 14 tỷ đồng, huyện Lục Nam 10 tỷ đồng...[19].
Năm là, công tác quyết toán vốn đầu tư nhiều dự án thực hiện chậm,
không đúng thời gian quy định. Một số chủ đầu tư và nhà thầu có khối lượng hoàn thành nhưng chậm làm thủ tục nghiệm thu thanh toán. Số dự án, công trình hoàn thành chưa lập hờ sơ qút toán cịn nhiều; tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh cịn 384 cơng trình, dự án, trong đó quá hạn là 256 công trình, dự án (cấp tỉnh 16, cấp huyện 108, cấp xã 132), chủ yếu tập trung ở các công trình thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND xã quyết định đầu tư hoặc được giao làm chủ đầu tư. Việc thực hiện công tác kiểm toán đối với tất cả các công trình trước khi trình duyệt quyết toán theo qui định gặp nhiều khó khăn, nên đã làm ảnh hưởng tới tiến độ quyết toán các dự án đã hoàn thành [9].
Sáu là, kết quả kiểm toán, thanh tra XDCB cho thấy những sai phạm xảy
ra ở hầu hết các khâu trong trình tự đầu tư và xây dựng ở nhiều dự án. Thông qua kết quả của 12 cuộc thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng của Trung ương và của tỉnh từ năm 2009 - 2011 đã phát hiện số tiền sai phạm 3.094 triệu đồng, thu hồi 1.717 triệu đồng, giảm trừ quyết toán 4.696 triệu đồng [19]. Một số dự án khi lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chưa áp dụng tiêu chuẩn, định mức, đơn giá phù hợp với quy mơ, tính chất cơng trình dẫn đến thiết kế khơng phù hợp, suất đầu tư và dự toán công trình xây dựng bị đẩy lên cao, gây lãng phí NSNN, ví dụ như: Phê duyệt dự toán 3 gói thầu xây lắp Kênh chính Đơng, Kênh chính Tây và Kênh chính giữa tḥc dự án đầu tư
xây dựng hệ thống thuỷ lợi Sông Sỏi, huyện Yên Thế tăng không đúng, số tiền 1.114.489.000đ; chủ đầu tư phê duyệt dự toán tăng không đúng số tiền 284.729.118đ [1]; Công trình đường trục xã Tân Quang (huyện Lục Ngạn) chủ đầu tư thanh toán hai lần cho nhà thầu hạng mục nền đường, làm thất thoát 257 triệu đồng, bị cơ quan công an khởi tố; nhiều chủ đầu tư khi thanh toán công trình, nhất là những công trình có giá trị nhỏ đã không yêu cầu nhà thầu xuất hoá đơn tài chính theo quy định nên làm thất thu thuế cho nhà nước; nhiều công trình chất lượng rất thấp nên khi bàn giao đưa vào sử dụng đã nhanh hư hỏng, xuống cấp như: công trình đường giao thông Cẩm Đàn - Thạch Sơn (huyện Sơn Động), một số công trình nước sạch ở các huyện Lạng Giang, Hiệp Hoà và Yên Dũng...[19]. Sai phạm nghiêm trọng nhất có lẽ là ở công trình cầu Ao Giang (xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động), với tổng mức đầu tư là trên 2,5 tỷ đồng (vốn vay của Ngân hàng thế giới). Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 01/2007 và đến tháng 01/2008 hoàn thành đưa vào sử dụng. Theo thiết kế, trụ móng cầu Ao Giang được đóng 8 cọc bê tông dài 7,4m theo chiều dài mố cọc. Nhưng do trận lũ vào tháng 8/2008 đã hất cầu đổ, nhổ bật hai cọc thì thực tế mỗi chiếc cọc… chỉ dài 1,7m [19].
Bảy là, công tác giám sát đánh giá đầu tư chưa được quan tâm đúng
mức, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và còn nhiều thiếu sót nên chất lượng công trình bị ảnh hưởng. Mặc dù Nghị định 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ về nợi dung, thời hạn và trách nhiệm báo cáo nhưng việc chấp hành báo cáo định kỳ của một số huyện, thành phố và các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh chưa nghiêm.
Tám là, sau khi nhận bàn giao đưa vào khai thác sử dụng các công trình thì
hầu hết các địa phương, các chủ đầu tư chưa chú ý đến công tác quản lý, bảo trì, duy tu thường xuyên. Chưa đưa ra được các quy định, quy chế quản lý khai thác, sử dụng công trình, dẫn đến công trình nhanh xuống cấp, giảm thời gian sử dụng, gây lãng phí đầu tư.