Đối với hệ thống điện

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 81 - 82)

Do đặc điểm địa hình tự nhiên, hệ thống lưới truyền tải điện tỉnh Bắc Giang được chia là 3 vùng phụ tải điện [15] (xem biểu 3.1).

Biểu 3.1: Kết quả phân vùng phụ tải điện đến năm 2020

Vùng phụ tải Pmax (kW)

Năm 2015 Năm 2020

Vùng I 299,81 482,84

Thành phố Bắc Giang 51,15 82,38

Huyện Việt Yên 93,91 151,24

Huyện Yên Dũng 89,01 143,36

Huyện Hiệp Hoà 65,73 105,87

Vùng II 110,40 177,80

Huyện Yên Thế 30,27 48,75

Huyện Lạng Giang 49,32 79,43

Huyện Tân Yên 30,81 49,63

Vùng III 90,19 145,26

Huyện Lục Nam 44,53 71,72

Huyện Lục Ngạn 30,48 49,08

Huyện Sơn Động 15,19 24,46

Nguồn: Sở Công thương Bắc Giang [15].

- Vùng phụ tải I: Là vùng phụ tải phía Nam tỉnh Bắc Giang bao gồm thành phố Bắc Giang và 3 huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng. Vùng I có địa hình thấp và tương đới bằng phẳng, có vị trí địa lý tḥn lợi, tập trung nhiều khu cơng nghiệp và cụm công nghiệp lớn của tỉnh: khu công nghiệp Đình Trám, khu công nghiệp Vân Trung, khu công nghiệp Quang Châu, cụm cơng nghiệp Ơ tơ Đờng Vàng, khu cơng nghiệp Song Khê - Nội Hoàng. Hiện tại vùng I được cấp điện từ 2 trạm 110kV Đồi Cốc và Đình Trám với tổng công suất đặt 145MVA.

- Vùng phụ tải II: Là vùng phụ tải tḥc khu vực phía Bắc tỉnh Bắc Giang

có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam bao gồm huyện Yên Thế, Lạng Giang và Tân Yên. Đây là vùng trong những năm qua có mức tăng trưởng điện năng

trung bình, chủ yếu dùng cho tiêu dùng dân cư. Hiện tại vùng II được cấp điện từ 2 trạm 110kV Đồi Cốc và Cầu Gồ với tổng công suất đặt 105MVA.

- Vùng phụ tải III: Là vùng phụ tải phía Đơng của tỉnh Bắc Giang bao

gồm 3 huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động. Đây là vùng có địa hình chủ yếu là miền núi thấp dần từ Đông sang Tây, vùng này chiếm 1/2 diện tích toàn tỉnh song dân sớ chỉ chiếm 30% dân số toàn tỉnh. Phụ tải điện chủ yếu là sinh hoạt chiếu sáng. Hiện tại vùng III được cấp điện từ 2 trạm 110KV Đồi Cốc và Lục Ngạn với tổng công suất đặt 105MVA.

Để đảm bảo cung cấp đủ điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt thì từ nay đến 2020 đồng thời với việc xây dựng mới các trạm biến áp, phải thường xuyên quan tâm đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện hạ thế. Đến năm 2015 có 85% sớ xã đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn; bảo đảm đến năm 2020, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện đạt 98% [33]. Như vậy, dự kiến khối lượng xây dựng mới và cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn như sau:

- Trạm biến áp: Cải tạo nâng cấp 300 trạm; xây mới 920 trạm;

- Đường dây hạ thế: xây dựng mới 845 km; cải tạo 1.500 km; kết cấu trục chính lưới hạ thế sử dụng hệ thống hạ áp 3 pha 4 dây, nới đất trung tính trực tiếp.

- Cơng tơ: Lắp mới 22.139 và thay thế 42.180 cái, tiến tới đảm bảo mọi hộ sử dụng điện đều phải lắp đặt công tơ nhằm ngăn ngừa tởn thất. Sử dụng các hịm công tơ composit (loại 1,2 hoặc 4 cơng tơ) chun dùng kín, khoá có goong.

- Cợt điện hạ thế: dùng phổ biến loại cột bê tông 8,5m cho các đường trục.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 81 - 82)

w