Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác lập và điều hành kế hoạch vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 92 - 100)

hoạch vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

Thứ nhất, công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng KCHTKT nông

nghiệp, nông thôn hàng năm:

Việc lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn hàng năm cần chú trọng đảm bảo yêu cầu cân đối giữa kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn đầu tư, tránh tình trạng có công trình có khới lượng nhưng thiếu vớn, lại có cơng trình bớ trí vớn nhưng không có khối lượng thanh toán. Muốn vậy, trong công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng

KCHTKT nông nghiệp, nông thôn hàng năm phải quán triệt các nguyên tắc sau:

- Thực hiện phân bổ vốn đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy định của Luật NSNN với cơ cấu đầu tư hợp lý; đồng thời phân bổ vốn đầu tư của từng dự án theo quy mô và tiến độ thực hiện.

- Các cơng trình, dự án được bớ trí vớn từ NSNN phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt; có đủ thủ tục đầu tư theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Kiên quyết chấm dứt tình trạng quyết định đầu tư và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư để triển khai các dự án trái với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ưu tiên vốn để trả nợ cho các dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, các dự án trọng điểm, các dự án chuyển tiếp, vốn đối ứng các dự án ODA và dự án của Trung ương đầu tư trên địa bàn. Đồng thời phải dành một phần vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch.

- Bố trí kế hoạch vớn đầu tư cho dự án mới phải đảm bảo tổng số vốn cho từng dự án tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B; 35% đối với dự án nhóm C; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành đối với dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm.

- Ưu tiên bớ trí đủ vớn cho chi phí bời thường giải phóng mặt bằng các dự án.

- Khơng bớ trí vớn cho các dự án khi chưa xác định được cụ thể về nguồn vốn hoặc chủ trương đầu tư, chưa có mặt bằng xây dựng. Việc thanh toán vớn NSNN và vớn trái phiếu Chính phủ từ Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu tư phải theo khối lượng thực hiện; việc tạm ứng tối đa là 30% của tổng mức kế hoạch vốn giao hàng năm.

- Tiến hành rà soát kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư của các đơn vị vào sáu tháng cuối năm để có biện pháp điều chuyển kế hoạch vốn các công trình không có khả năng hoàn thành kế hoạch sang các dự án có khối lượng thực hiện nhưng thiếu vốn. Hạn chế thấp nhất, tiến tới không chuyển nguồn vốn sang thanh toán tiếp trong năm sau. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung và dài hạn lập danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư làm căn cứ bớ trí vớn kế hoạch đầu tư hàng năm.

- Trong quá trình triển khai kế hoạch chú ý việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, các chương trình dự án như vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vốn chương trình 135 với chương trình xây dựng nơng thơn mới; vớn vay tín dụng ưu đãi tập trung vào thực hiện đề án kiên cố hoá đường GTNT, kiên cố hoá kênh mương và hạ tầng làng nghề... Kiên quyết điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với các dự án thực hiện giải ngân chậm; xem xét không giao chủ đầu tư hoặc chuyển chủ đầu tư đối với các đơn vị thiếu năng lực thực hiện, trách nhiệm không cao trong triển khai thực hiện dự án.

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dựán đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn tư án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác lập dự án: cần phải lựa chọn

nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm để tiến hành khảo sát, lập dự án. Cơng tác điều tra, khảo sát, thăm dị địi hỏi chuẩn bị thật kỹ lưỡng các nội dung kinh tế, kỹ tḥt, tài chính, xã hợi và mơi trường của dự án. Đồng thời tiên lượng được những biến động sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và khi dự án đưa vào khai thác sử dụng để xác định sự cần thiết phải đầu tư và dự kiến khoa học về địa điểm, quy mô, phân kỳ đầu tư và hiệu quả của dự án; như vậy sẽ tránh được những nội dung phải chỉnh sửa, thay

đổi, biến động... trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như khi dự án đưa vào khai thác sử dụng.

Thứ hai, các sở, ban, ngành, các địa phương cần quan tâm thực hiện

nghiêm chỉnh trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án. Xác định tính đúng đắn nhóm dự án (dự án nhóm A, B, C), không được hạ thấp tổng mức đầu tư của dự án theo cách tạm tính để trớn tránh thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án: các sở, ngành

chức năng bớ trí cán bộ đủ năng lực cho công tác thẩm định dự án; phân định rõ trách nhiệm của các ngành và các cá nhân liên quan trong việc thẩm định dự án. Quy rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân chủ trì thẩm định dự án và người có thẩm quyền quyết định đầu tư khi phê duyệt dự án sai lầm gây thiệt hại cho NSNN.

3.2.4. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng trong đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn tư nguồn vốn dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bài học kinh nghiệm lớn nhất trong việc triển khai thực hiện các dự án là tiến độ thi công của các công trình phụ thuộc quá lớn vào tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án chậm hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là lĩnh vực rất nhạy cảm cả về kinh tế và chính trị, dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí thất thoát vớn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác này cần phải chú ý:

Thứ nhất, đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng phải đi trước một

bước. Chủ động làm trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Trên cơ sở hướng dẫn của trung ương, UBND tỉnh cần sớm kiện toàn và có văn bản cụ thể hoá quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Quỹ phát triển đất từ tỉnh đến huyện để phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan này trong việc thực hiện bồi thường giải phóng

mặt bằng. Ưu tiên bớ trí đủ vớn trong kế hoạch năm cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Chỉ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng khi dự án đã có mặt bằng sạch.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác lập và thẩm định phương án bồi

thường, hỗ trợ tái định cư các dự án. Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng phải bao quát đầy đủ các nội dung:

- Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bợ diện tích đất bị thu hời.

- Đền bù thiệt hại về tài sản hiện có (bao gồm cả công trình KCHT gắn liền với đất thu hồi).

- Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Chi phí chủn đởi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển đổi nghề nghiệp. Đây là nội dung đáng quan tâm để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hời.

- Chi phí phục vụ trực tiếp cho cơng tác tở chức thực hiện việc đền bù, di chuyển tài sản và dân cư để giải phóng mặt bằng.

Công tác kiểm đếm, đo vẽ để lập phương án bời thường và tính toán chi phí bời thường, hỡ trợ phải trung thực, chính xác theo quy định hiện hành, tránh sai sót, vi phạm dẫn tới thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.

Thứ ba, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tở chức trong hệ

thớng chính trị khi triển khai thực hiện cơng tác bời thường giải phóng mặt bằng. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ việc giải phóng mặt bằng cho các công trình, dự án, nhất là vận động nhân dân hiến đất để tạo mặt bằng xây dựng công trình. Xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài và có tổ chức. Công khai về thủ tục, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho nhân dân khu vực giải phóng mặt bằng.

3.2.5. Hồn thiện cơng tác đấu thầu trong đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Hiện nay trong quản lý hoạt động đấu thầu chúng ta đã có Luật Đấu thầu, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hình thức đấu thầu đã trở thành phổ biến thay cho đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu trước đây. Tuy nhiên, có một nghịch lý xảy ra trong thực tế hiện nay ở tỉnh Bắc Giang cũng như trên toàn quốc tuy là đấu thầu rợng rãi nhưng tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế ngày càng có xu hướng giảm dần, thậm chí khơng bằng các gói thầu chỉ định thầu trước kia. Hiện tượng dàn xếp, mua bán giữa các nhà thầu đã trở nên phổ biến trong hoạt động đấu thầu. Những diễn biến phức tạp trong hoạt động đấu thầu đang là vấn đề nóng bỏng trong quản lý đầu tư XDCB, đòi hỏi cần phải có giải pháp chấn chỉnh kịp thời để khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, ngăn ngừa thất thoát lãng phí trong hoạt động đấu thầu XDCB. Vì vậy nội dung cần hoàn thiện trong công tác quản lý đầu thầu mà tỉnh cần quan tâm theo hướng sau:

- Trong phê duyệt kế hoạch đấu thầu: Thống nhất phương thức chia gói thầu từ khi quyết định đầu tư, nhằm tránh hiện tượng chia nhỏ gói thầu để trốn thủ tục, nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư.

- Nâng cao năng lực và trách nhiệm tư vấn lập hồ sơ mời thầu và thẩm định hồ sơ mời thầu. Phát hiện kịp thời và xử lý kiên quyết với những trường hợp hồ sơ mời thầu cớ tình đưa ra các tiêu chí làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Nâng cao vai trị và trách nhiệm của tư vấn xét thầu, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật đấu thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu

để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các nhà thầu.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đấu thầu. Xử lý nghiêm khắc các đơn vị chủ đầu tư và các nhà thầu có dấu hiệu vi phạm, cố tình dàn xếp trong đấu thầu. Các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường giám sát, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm việc xử phạt các nhà thầu vi phạm hợp đồng đã ký kết; trường hợp cố tình kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh có biện pháp hạn chế hoặc không cho phép các nhà thầu tham gia đấu thầu các công trình trên địa bàn. Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên rà soát thực hiện công khai danh sách các nhà thầu năng lực yếu, thi công chậm phải xin ra hạn thực hiện nhiều lần, nhà thầu hoạt động thiếu minh bạch trên trang thông tin điện tử của Sở.

- Trong điều kiện cụ thể, xem xét đưa ra hình thức thực hiện hợp đồng phù hợp, đảm bảo quản lý hiệu quả, tránh thất thoát trong quản lý vốn đầu tư.

Đối với những gói thầu có quy mô vừa và nhỏ, thời gian thực hiện ngắn để đơn giản thủ tục và sớm triển khai xây dựng - nên áp dụng hình thức giá hợp đồng trọn gói. Các nhà thầu được giao thi công công trình và thanh toán theo giá hợp đồng trọn gói đã được xác định trước. Áp dụng hình thức này, nhà thầu dám chịu trách nhiệm "lời ăn, lỗ chịu", chủ đầu tư không chấp nhận thanh toán vượt giá trị hợp đồng, loại trừ các yếu tố tăng giá trị thanh toán do biến động về giá cả và sai sót trong tiên lượng mời thầu, như vậy rất thuận lợi trong quá trong quản lý. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao phải quản lý và thẩm định chặt chẽ hồ sơ thiết kế dự toán, bóc tách khối lượng dự toán, áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá phù hợp để xác định đúng giá gói thầu làm cơ sở cho việc tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu và ký kết hợp đồng xây dựng.

Đối với những gói thầu phức tạp, chưa có điều kiện xác định chính xác khới lượng dự toán và có thời gian dài nên áp dụng hợp đồng theo hình thức hợp đồng

theo đơn giá điều chỉnh. Hình thức này đảm bảo công bằng cho các bên trong quá trình thực hiện. Thanh toán theo khối lượng thi công thực tế và giá vật liệu ở thời điểm nghiệm thu... nhưng hình thức này quản lý phức tạp, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của chủ đầu tư trong nghiệm thu, thanh toán vốn.

3.2.6. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, nâng cao chất lượngthanh toán vốn và quyết toán dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật nơng thanh tốn vốn và quyết toán dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nơng thơn hồn thành

Thứ nhất, trong khâu giải ngân, thanh toán vốn đầu tư:

Giải ngân vớn đầu tư có vị trí rất quan trọng trong hoạt động đầu tư XDCB nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tốc độ thi công, bàn giao sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, mà nó cịn tác đợng trực tiếp đến các quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay như tác giả đã phân tích tình hình giải ngân vớn đầu tư khơng riêng tỉnh Bắc Giang mà có thể trên phạm vi toàn quốc đều chậm, hiện tượng phổ biến lặp lại qua các năm là vốn thanh toán dồn vào tháng 12 và tháng 01 năm sau, tỷ lệ vốn không thanh toán hết trong kế hoạch năm phải chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp có xu hướng ngày càng cao, gây lãng phí vớn, làm giảm hiệu quả đầu tư các dự án.

Vì vậy, để từng bước khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh cần quan tâm chỉ đạo:

- Đối với đơn vị chủ đầu tư: Khi có khối lượng phải tổ chức nghiệm thu và lập hồ sơ thanh toán kịp thời. Nghiêm cấm các đơn vị chủ đầu tư có thái độ sách nhiễu, gây khó khăn cho các nhà thầu khi nghiệm thu thanh toán.

- Cơ quan cấp phát thanh toán phải bảo đảm thanh toán đúng tiến độ thời gian quy định. Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát vốn. Khắc phục nghịch lý Nhà nước có vốn, chủ đầu tư và nhà thầu cần vốn mà ách tắc

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 92 - 100)

w