Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang đến năm

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 77 - 81)

nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Trong giai đoạn tới, định hướng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020, trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đó là:

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hoá lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển gia trại, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa người sản xuất và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phới lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đơi với việc bảo đảm lợi ích của người trờng lúa và địa phương trờng lúa. Bớ trí lại cơ cấu cây trờng, mùa vụ và giớng phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch

bệnh. Phát triển lâm nghiệp bền vững. Quy hoạch rõ ràng và có chính sách phát triển phù hợp các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phịng hợ và rừng đặc dụng với chất lượng cao [6, tr 113].

Mục tiêu Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thơn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định:

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [24].

Đối với tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2011 - 2020, với nhiệm vụ quan trọng của tỉnh được xác định là:

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội nhằm nhanh chóng ra khỏi tình trạng tỉnh kém phát triển trước năm 2015 và đứng vào loại tỉnh khá trong khu vực các tỉnh trung du miền núi phía Bắc về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế [32]. Trong đó, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đến năm 2020 được xác định:

Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở khai thác phát huy những lợi thế so sánh của tỉnh, áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất để xây dựng một nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản) bền vững, hiệu quả sản xuất hàng hoá với những sản phẩm có ưu thế

phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh, nhằm tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lao động và nguồn vốn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh để nhanh chóng đưa nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang đến kịp với trình độ phát triển của cả nước, góp phần ổn định xã hội và an ninh, q́c phịng trên địa bàn tỉnh [17].

Thực hiện Chương trình mục tiêu q́c gia về xây dựng nơng thơn mới của Chính phủ, tỉnh Bắc Giang xác định mục tiêu tổng quát về xây dựng nông thôn mới của tỉnh đến năm 2020 là:

Xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao [33].

Như vậy, phương hướng phát triển hệ thống KCHT nông nghiệp, nông thôn trong đó bao gồm cả hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thơn của tỉnh địi hỏi phải bám sát vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và phương hướng, mục tiêu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời phương hướng, mục tiêu đó cần phải được xem xét đặt trong phạm vi cả nước, của tỉnh và của từng vùng, địa phương.

Từ những định hướng và quan điểm trên, phương hướng phát triển hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Giang đối với từng lĩnh vực chủ yếu như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 77 - 81)

w