Bắc Giang là một tỉnh nằm trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 3.827,3km2, dân số gần 1,6 triệu người. Bắc Giang có vị trí tương đới tḥn lợi, trung tâm tỉnh cách thủ đô Hà Nội 50 km, cách cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng 110 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cảng Cải Lân 70 km, cảng Hải Phòng 140 km; nằm cận kề khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nợi - Hải Phịng - Quảng Ninh. Hơn nữa, Bắc Giang còn nằm trên trục đường xuyên Á, hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng và gần hành lang kinh tế Cơn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nợi - Hải Phịng. Đây là những điều kiện đã và đang tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang hiện tại và trong tương lai [32].
Trên địa bàn địa bàn tỉnh Bắc Giang có một số loại khoáng sản, trong đó có khoáng sản để làm vật liệu xây dựng hết sức đa dạng, với trữ lượng đáng kể như: sét, xi măng 4 mỏ, trữ lượng 199 triệu tấn; sét, gạch ngói 16 mỏ, trữ lượng 360 triệu m3; đá xây dựng 4 mỏ, trữ lượng 5,5 triệu tấn; cát, cuội sỏi xây dựng khoảng 10 triệu tấn...tạo nên nguồn nguyên vật liệu tại chỗ phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh [20].
Hình 2.1: Bản đờ hành chính tỉnh Bắc Giang
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang có một tiềm năng lao động dồi dào với tổng số lao động xã hội gần 1 triệu người, chiếm khoản 62% dân số toàn tỉnh (trong đó số người trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn chiếm 89,7%). Tỉ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2010, chiếm khoảng 33%. Dân cư Bắc Giang có trình độ văn hoá cao, với 98,6% số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết. Số người chưa biết chữ chỉ chiếm 1,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của các tỉnh trong khu vực [35].
Giai đoạn 2006 - 2011, kinh tế của tỉnh mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới tác động, nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 9,3%/năm, GDP theo giá thực tế năm 2011 đạt 25.313 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2006. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả giai đoạn là 46.768 tỷ đồng, tăng bình quân 24,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 325 USD lên 650 USD.
Thu NSNN trên địa bàn tăng bình quân 29,1%, từ 847 tỷ đồng lên 1.984 tỷ đồng [30]. Số liệu chi tiết các năm được nêu trong biểu 2.1.
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp của Bắc Giang giai đoạn 2006-2011.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011
GDP theo giá 1994 tỉ đồng 4.323 4.765 5.197 5.563 6.086 6.725 Đầu tư toàn xã hội “ 4.225 5.245 7.215 8.249 9.675 12.159 Thu NSNN trên địa bàn tỷ đồng 847 952 1.697 1.884 2.789 1.984 Tỷ trọng ngành CN-XD
trong cơ cấu kinh tế % 25,3 28,3 30,2 31,7 33,6 36,7
Tỷ trọng dịch ngành dịch
vụ trong cơ cấu kinh tế % 34,9 33,9 33,3 34,2 34,7 31,9 Tỷ trọng ngành nông nghiệp
trong cơ cấu kinh tế % 39,8 37,8 36,5 33,4 31,7 31,4
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang [30].
Năm 2011 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Giang đứng thứ 23 toàn quốc, giảm 9 bậc so với năm 2010 và đứng thứ 3 trong nhóm 14 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc [12]. Điều này chứng tỏ bợ máy chính quyền tỉnh đã có những cải cách tiến bộ trong quản lý, điều hành, góp phần nâng cao vị thế và tiềm năng của tỉnh trong khu vực và cả nước.
Biểu 2.2. Chỉ số PCI năm 2011 các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc
Khu vực trung du và miền núi phía Bắc
Xếp hạng trên phạm vi cả nước
Xếp hạng trong khu vực
Lào Cai 1 1 Yên Bái 14 2 Bắc Giang 23 3 Lai Châu 26 4 Phú Thọ 27 5 Điện Biên 29 6 Hà Giang 41 7 Hoà Bình 47 8 Sơn La 52 9 Lạng Sơn 53 10 Tuyên Quang 56 11 Thái Nguyên 57 12 Bắc Kạn 60 13 Cao Bằng 63 14
Khu vực nông thôn của tỉnh do có sự quan tâm đầu tư từ nhiều năm trước nên cũng đã có nhiều đổi mới, khởi sắc. Tư duy, kiến thức sản xuất, kinh doanh của một bộ phận nông dân có bước nâng lên, đời sống vật chất tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện; ngày càng có nhiều hợ nơng dân thu nhập cao. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bản tỉnh nói chung và địa bàn nông thôn nói riêng cơ bản ổn định. Đến hết năm 2006 toàn tỉnh có trên 46% số thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hoá; 74% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; có 87% làng, bản khu phố xây dựng được quy ước văn hoá [27].
Những điều kiện thuận lợi trên đây là các ́u tớ hết sức quan trọng, tác đợng tích cực đến hoạt đợng đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn bằng nguồn vốn NSNN, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.