Những khó khăn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)

Bắc Giang là tỉnh có đặc điểm địa hình gồm cả miền núi (chiếm 89,5% diện tích toàn tỉnh) lẫn trung du (chiếm 10,5% diện tích toàn tỉnh). Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn (nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam), giao thông đi lại khó khăn, vào mùa mưa, lũ rất dễ xảy ra lũ quét và sói lở đất, đòi hỏi suất đầu tư cao; tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh. Trong khi đó, đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gị, đời xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực, thể hiện chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thành phớ Bắc Giang, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh [32].

Địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang rộng, trải khắp 9 huyện và thành phố Bắc Giang, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao Sơn Đợng (hụn nằm trong chương trình 30a của Chính phủ); với 207 xã, trong đó có 30 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (Sơn Động có 14 xã, huyện Lục Nam 05

xã, huyện Lục Ngạn 11 xã); có 2.292 thôn, bản; 90,6% dân cư sống ở khu vực nông thôn, lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm trên 72,7% [17]. Tuy nhiên, mật độ dân số khu vực nông thôn phân bố không đồng đều, tập trung ở 3 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Những khó khăn về điều kiện địa hình của tỉnh và mật độ dân số nông thôn phân bố không đồng đều nên nhìn chung mật động hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nơng thơn cịn phân tán, khơng đờng đều giữa các vùng. Ví dụ như: đới với mật độ đường GTNT của tỉnh, mật độ đường cao nhất là huyện Tân Yên (4,93 km/km2), tiếp đến là huyện Yên Dũng (3,3 km/km2), Hiệp Hoà, Lạng Giang (3,07 km/km2), thấp nhất là huyện Sơn Động (0,74 km/km2) [16]. (xem biểu 2.3).

Biểu 2.3: So sánh mật độ đường giao thông nông thôn

giữa các huyện trong tỉnh

TT Tên huyện Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (1000 người) Mật đợ dân số (người/km2) Chiều dài đường GTNT (km) Mật đợ (km/100 0 người) Mật độ (km/km2) 1 Sơn Động 845,77 72,93 82,3 625,40 8,58 0,74 2 Lục Ngạn 1.013,72 206,84 205 1.335,40 6,46 1,32 3 Lục Nam 597,14 211,06 336,6 754,40 3,57 1,26 4 Yên Thế 301,41 96,01 316,1 671,98 7,00 2,23 5 Lạng Giang 246,16 200,65 784,3 755,00 3,76 3,07 6 Yên Dũng 213,98 167,19 674,2 705,56 4,22 3,30 7 Tân Yên 204,42 170,27 774,5 1.008,30 5,92 4,93 8 Việt Yên 171,57 162,95 946,6 454,11 2,79 2,65 9 Hiệp Hoà 201,12 219,23 1.055,9 617,30 2,82 3,07

Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Giang [16].

Tuy đã đạt được một số thành tựu về phát triển kinh tế, nhưng Bắc Giang vẫn là tỉnh nghèo, chậm phát triển; thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 1/2 bình quân chung của cả nước. Nguồn thu ngân sách còn nhỏ bé chỉ đáp ứng 1/4 nhu cầu chi, hạ tầng kinh tế, xã hợi cịn nhiều khó khăn [28].

Thực trạng nơng thơn tỉnh Bắc Giang cịn rất nhiều khó khăn, phát triển chưa đồng bộ. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ, manh mún. Chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đợng trong nơng nghiệp, nơng thơn cịn chậm; phần lớn lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu sớ cịn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hợ nghèo bình quân cả tỉnh 19,61%. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng cịn lớn: Thành phớ Bắc Giang 3,79%, huyện Yên Dũng 13,12%, huyện Hiệp Hoà 13,76%, huyện Lục Ngạn 43,96%, huyện Sơn Động 53,34%... [26].

Mặc dù những năm gần đây, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hợi trên địa bàn tỉnh cơ bản luôn giữ được ổn định. Tuy nhiên, trên địa bàn nông thôn của tỉnh có lúc, có nơi còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, còn để xẩy ra nhiều vụ việc đáng tiếc về mất an ninh, trật tự, đơn thư, khiếu kiện vượt cấp chưa chấm dứt... Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn cấp xã ở mợt sớ địa phương trong tỉnh cịn nhiều hạn chế, bất cập về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu và cịn có tư tưởng chơng chờ, ỷ nại vào cấp trên, thiếu chủ động trong quản lý, điều hành.

Đây thực sự là những trở ngại không nhỏ cho quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới của tỉnh, trong đó có đầu tư xây dựng hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w