Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 56 - 67)

tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

Giai đoạn 2006 - 2011, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê dụt Quy hoạch tởng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 [23].

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của 10 huyện, thành phố và một số quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh đến năm 2020 như: Quy hoạch phát triển điện lực, Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nơng thơn, Quy hoạch bưu chính viễn thơng, Quy hoạch phát triển giao thơng vận tải,...; các đề án như: Đề án phát triển GTNT, Đề án tiếp quản lưới điện hạ áp nông thôn.... [18].

Thực hiện Chương trình mục tiêu q́c gia về xây dựng nơng thơn mới của Chính phủ [24], tỉnh đã ban hành Đề án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020 [33]. Tỉnh Bắc Giang được trung ương chọn làm điểm 01 xã là xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Đến hết năm 2011 tỉnh đã tiến hành xây dựng và hoàn thành lập quy hoạch cho 110 xã theo đúng kế hoạch; lập đề án 128 xã, trong đó có 40 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 [36].

Để cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của các quy hoạch, các sở, ngành và địa phương đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2015; chủ động xây dựng các chương trình hành động, các đề án, chương trình phát triển chung của tỉnh, của các sở, ngành và các địa phương từng thời kỳ. Nhìn chung, chất lượng nội dung của các quy hoạch, kế hoạch, đề án... được đảm bảo, cơ bản đúng theo quy định hướng dẫn của trung ương; định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển cơ bản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, là căn cứ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch, hằng năm UBND tỉnh chỉ đạo các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, nhất là các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở các huyện, thành phố; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ việc vi phạm, không tuân thủ theo quy định.

Hằng năm, trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương giao, các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính sẽ tởng hợp rà soát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hợi và dự toán NSNN chính thức của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh và trình HĐND tỉnh quyết định (dự kiến vào tuần đầu tháng 12 hàng năm). UBND tỉnh sẽ tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN cho các sở, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị dự toán ngân sách cấp tỉnh; chủ đầu tư trước ngày 15/12. Các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; các đơn vị dự toán ngân sách cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán NSNN cho các đơn vị cơ sở trực thuộc xong trước ngày 31 tháng 12 theo quy định của Luật ngân sách.

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB do địa phương quản lý hàng năm chủ yếu tập trung cân đối thanh toán nợ XDCB (thanh toán khối lượng hoàn thành, trả

nợ vốn vay), bảo đảm đủ nguồn đối ứng các nguồn vốn trung ương đầu tư, vốn ODA, WB và vốn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo tiến đợ đầu tư của cơng trình; phần cịn lại ưu tiên cân đối cho công trình đầu tư chuyển tiếp, đặc biệt là công trình trọng điểm và quan trọng, các công trình xây dựng KCHT đã được phê duyệt, hạn chế đầu tư mới đối với công trình chưa thực sự cấp bách, nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa công trình vào sử dụng. Công tác lập kế hoạch, theo dõi, quản lý giao kế hoạch chi tiết, được căn cứ vào nhiệm vụ của từng dự án, chương trình, tình hình thực tiễn tại địa phương, nhu cầu và khả năng triển khai thực hiện; đồng thời với việc giao kế hoạch sớm, UBND tỉnh thường xuyên có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức giao ban hàng quý, sáu tháng và đột xuất nhằm kiểm tra, đôn đốc, xử lý, tháo gỡ khó khăn để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.

2.2.2. Thực hiện và cụ thể hoá khung khổ pháp luật quản lý vốnngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, về quản lý vốn NSNN do trung ương ban hành, cụ thể:

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư XDCB; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về Quy hoạch xây dựng; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; Nghị định sớ 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình; Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư... và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác về quản lý chất lượng cơng trình, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. Hệ thống văn bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn.

- Khung khổ pháp luật về quản lý NSNN hiện hành chủ yếu là Luật NSNN số 01/2002/QH11 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị định số 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thơng tư sớ 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bợ Tài chính... Ḷt NSNN quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN và quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực NSNN. Chi NSNN cho các dự án đầu tư XDCB nói chung và đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn nói riêng đều thuộc về chi cho đầu tư phát triển. Việc lập dự toán chi đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện bớ trí vớn theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm và khả năng ngân sách hàng năm. Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn cũng quy định cụ thể về việc lập và giao dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán NSNN cho các dự án đầu tư xây dựng. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý và sử dụng vốn NSNN vừa phải căn cứ vào Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn vừa phải thực hiện theo các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng.

- Quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án, trong đó có các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho đầu tư phát triển được điểu chỉnh bởi Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11: dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng, dự án quy hoạch phát triển vùng, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn... và các văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày

15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra, kiểm soát gồm có Luật Thanh tra ngày 15/6/2004 quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân; Luật Kiểm toán nhà nước ngày 14/6/2005 phục vụ việc kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần thực hiện tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; Ḷt Phịng, chớng tham nhũng ngày 29/11/2005 quy định các nợi dung về phịng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phịng, chớng tham nhũng; Ḷt Thực hành tiết kiệm, chớng lãng phí ngày 29/11/2005 quy định về thực hành tiết kiệm, chớng lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.

- Ở địa phương, căn cứ vào thực tiễn của tỉnh, HĐND và UBND tỉnh cũng đã cụ thể hoá bằng nhiều văn bản pháp quy triển khai tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn từ 2006 - 2011, Bắc Giang đã ban hành khoảng 20 văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB và quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB. Trong đó, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết cụ thể hóa các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bở vớn đầu tư tḥc ngân sách địa phương theo quy định tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 và Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đã tạo điều kiện cho các huyện, thành phố chủ động cân đối vốn đầu tư, lập kế hoạch khai thác các nguồn vốn trên địa bàn để bổ sung vốn đầu tư cho công trình, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa vào sử dụng. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06/4/2006 về việc tăng cường công tác quản lý, chớng thất thoát, lãng phí vớn, tài sản nhà nước đới với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày

04/02/2010 về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (thay thế Quyết định số 106/2007/QĐ-UB); Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 14/4/2010 Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng và thực hiện đấu thầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Hướng dẫn số 01/HDLS:TC-XD-KH&ĐT ngày 19/7/2010 của liên sở Tài chính - Xây dựng - Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn quản lý vớn sự nghiệp có tính chất xây dựng trên địa bàn tỉnh..., đã cụ thể hóa hơn các chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, công khai hóa việc rút ngắn thời gian xử lý công việc, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh....

2.2.3. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lyvốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

Cơ chế, chính sách quản lý đới với vớn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn nằm trong cơ chế, chính sách quản lý đới với vớn đầu tư phát triển từ NSNN nói chung, bao gồm rất nhiều nội dung: cơ chế phân cấp và ủy quyền quyết định đầu tư; trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án đối với quản lý vớn đầu tư xây dựng; cơ chế, chính sách quản lý chi phí xây dựng cơng trình; các quy định về phân bổ vốn đầu tư, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; các quy định về giám sát, thanh tra, kiểm toán…

Các công trình, dự án xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn chủ yếu do các ban quản lý dự án xây dựng, các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh quản lý; nguồn vốn chương trình, dự án do HĐND tỉnh trực tiếp phân bổ. Nguồn vốn chương trình mục tiêu q́c gia do Chính phủ phân bở thực hiện theo danh mục được thông báo. Đối với các khoản đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất được điều tiết cho các huyện, thành phố thực hiện theo quy định của Luật NSNN và Qút định sớ 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

toàn bợ khoản thu này đầu tư cho các dự án KCHT kinh tế - xã hội tại địa phương theo phân định nhiệm vụ đầu tư và giải phóng mặt bằng các dự án. Vớn đầu tư tḥc NSNN chỉ bớ trí cho các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Các cơng trình, dự án được bớ trí vớn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

Tỉnh cớ gắng bớ trí ng̀n vớn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư; ưu tiên bớ trí cho các dự án trọng điểm, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C khơng quá 2 năm; khơng bớ trí vớn cho các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn. Tỉnh luôn chú ý dành vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch; bảo đảm tính cơng khai, minh bạch và hợp lý trong phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các công trình, dự án do sở, ngành quản lý trên địa bàn các huyện, thành phố.

Việc phân bổ và giao kế hoạch vốn NSNN cho các dự án xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn căn cứ vào chủ trương, phương hướng và mục tiêu đầu tư, các định mức, khả năng nguồn vốn, các điều kiện để được ghi vào danh mục các dự án được đầu tư phân bổ vốn trong năm kế hoạch. Việc phân bổ vốn căn cứ vào giá trị khối lượng công việc dự án dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch, thanh toán vốn dựa vào giá trị khối lượng công trình hoàn thành thực tế trong năm và các điều kiện cụ thể của hợp đồng xây dựng, khả năng đáp ứng của ngân sách địa phương. Cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư tại các dự án xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện các dự án, tạo điều kiện cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư; bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của

NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác; bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, cơng bằng trong việc phân bở vốn đầu tư phát triển.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn, tỉnh tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, phòng ngừa,

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 56 - 67)