Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém của công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ 2006 - 2011 bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Song, tựu chung lại có các nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, hệ thớng chính sách, pháp ḷt của nhà nước cịn thiếu đờng bợ,
chưa ởn định và nhất quán, cịn gây nên sự chồng chéo trong quá trình thực hiện. Trong thời gian qua, hệ thớng chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng liên tục thay đổi. Trước khi có Luật Xây dựng ra đời từ năm 1999 đến năm 2003 có tới 5 lần ban hành Nghị định của Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Sau khi có Luật Xây dựng ra đời từ năm 2005 thì từ năm 2005 - 2009, Chính phủ liên tục ban hành và sửa đổi nghị định về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình, cụ thể: Chính phủ ban hành các Nghị định: 16/2005/NĐ- CP ngày 07/2/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 thay thế hai Nghị định 16/2005/NĐ-CP và 112/2006/NĐ-CP...đi theo đó là hàng loạt Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành làm cho cơ quan quản lý và đơn vị chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện.
Hai là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây
dựng, về quản lý NSNN cấp tỉnh với cấp huyện và các ngành liên quan còn thiếu chặt chẽ, đơi khi cịn chệch choạc. Tỉnh chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý vốn đầu tư, dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, điều này thể hiện rõ nhất trong việc lập, thẩm định quy hoạch và việc thẩm định, phê duyệt dự án. Việc phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vớn NSNN có lúc cịn chưa kịp thời và chưa thường xuyên, hình thức phở biến cịn hình thức, chưa sát thực tế. Bên cạnh
đó, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí cơng tác để có những thái đợ, hành vi để nhằm tham nhũng, trục lợi bất chính, gây thất thoát, lãng phí vớn NSNN. Chế đợ đãi ngợ đới với đợi ngũ cán bợ, nhất là cán bợ ở cơ sở cịn bất cập, nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm cá nhân trong thực thi nhiệm vụ.
Ba là, việc phân cấp ngày càng tăng về quyết định đầu tư xây dựng cho
cấp huyện, cấp xã dẫn đến quá trình quản lý gặp khó khăn, không đảm bảo hiệu quả vì bộ máy quản lý của cấp huyện và cấp xã lực lượng mỏng, hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng. Năng lực của các đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnh cịn hạn chế về chun mơn, nhiều đơn vị tư vấn không có cán bộ chuyên môn sâu (tổng số đơn vị tư vấn hoạt động trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là 110 đơn vị, trong đó tư vấn tại địa phương là 68 thì chỉ có khoảng 30 kiến trúc sư) [18].
Bốn là, cơng tác bời thường giải phịng mặt bằng còn gặp nhiều khó
khăn. Nhiều địa phương, chủ đầu tư chưa chủ động trong công tác này, khi triển khai đến đâu mới làm đến đó, dẫn đến không lường trước được các tình huống phức tạp xảy ra, chưa đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp. Một bộ phận nhân dân cịn có thái đợ ỷ nại vào nhà nước, thiếu hiểu biết, có những địi hỏi khơng đúng với quy định, cớ tình gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Năm là, nhận thức về vai trị, ý nghĩa của cơng tác kiểm tra, giám sát đối
công tác quản lý vốn NNSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn của các cơ quản lý, cơ quan thanh tra và chủ đầu tư chưa thực sự đầy đủ dẫn đến tình trạng đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho việc thất thoát vốn NSNN tại các công trình đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thơn. Cịn có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm trong một bộ phận cán bộ, công chức khi được giao thực thi nhiệm vụ tranh
gia, kiểm tra, giám sát quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn.
Chương 3