Đối với hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 86 - 90)

trường nông thôn

Để đến năm 2020 đạt được mục tiêu 100% dân số nông thôn có nước sinh hoạt, với tiêu chuẩn 60 lít/người/ngày đêm với các địa phương vùng cao thiếu nước và 80 lít/người/ngày đêm với các địa phương cịn lại, yêu cầu xây dựng các công trình cấp nước để cấp thêm cho 705.000 người hiện chưa được hưởng nước sạch [17]. Dự kiến đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch như sau:

- Nâng cấp cải tạo 30.604 giếng đào và 2.571 giếng khoan tay để cấp thêm nước sinh hoạt cho 177.700 người.

- Đầu tư xây dựng 277 công trình cấp nước tập trung, quy mô nhỏ để cấp nước sinh hoạt cho 342.400 người.

- Đầu tư xây dựng 51 công trình cấp nước tập trung, quy mô lớn để cấp nước sinh hoạt cho 167.800 người.

- Hỗ trợ cho 3.400 hộ đào giếng để cung cấp nước sinh hoạt cho 17.100 người. Trong những năm vừa qua, địa bàn nông thôn Bắc Giang đã và đang bị tác động mạnh bởi mức độ đô thị hoá nhanh chóng, đường làng ngõ xóm được bê tông hoá, nhà xây dựng ngày một nhiều, yêu cầu các công trình vệ sinh môi trường nông thôn cũng phải được cải tạo, xây dựng cho phù hợp.

Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu về vệ sinh môi trường nông thôn như chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đặt ra, dự kiến giai đoạn 2011 - 2020 phải đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới khoảng 200.000 hớ xí gia đình đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh, 100.000 chuồng trại chăn nuôi quy mơ vừa, 1000 hầm khí bioga cho các hợ chăn ni; đầu tư xây dựng các bãi xử lý rác thải ở các thị trấn, thị tứ, xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và các cơ sở chế biến nông sản trong khu vực nông thôn [17].

3.1.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và phương hướng hoàn thiện quảnlý vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông lý vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Để đảm bảo kinh tế của tỉnh phát triển theo mục tiêu đề ra, đòi hỏi phải đầu tư lượng vốn tương đối lớn. Theo các số liệu dự báo, tổng số vốn đầu tư phát triển của tỉnh cho các giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 sẽ có quy mô bình quân tăng gấp khoảng 2,2 - 2,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 [32]. Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển có bớ trí vớn dành cho đầu tư phát triển hệ thớng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn.

Trong thời gian tới, căn cứ vào quy hoạch và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn thì nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn của tỉnh là rất lớn, trong đó tỷ trọng vốn NSNN vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng từ 60% - 65% trong cơ cấu nguồn huy động vốn [17]. Số liệu chi tiết được nêu trong biểu 3.2 và biểu 3.3.

Biểu 3.2. Tổng hợp dự báo cơ cấu và quy mô vốn đầu tư đến năm 2020

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 %, Tổng số 100 34.887,9 100 80.242,2 100 184.556,9 1. Vốn NSNN 21,4 7.471 17,6 14.194,9 15,8 29.231,3 2. Vớn tín dụng 3,7 1.297,9 3,9 3.114,9 3,1 5.606,2 3. Vốn FDI 9,3 3.248 10,1 8.120 10,2 18.676 4. Vốn đầu tư của các doanh

nghiệp và dân cư 65,6 22.871 68,4 54.812,4 70,9 131.043,4

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang [32].

Biểu 3.3. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống KCHTKT

nông nghiệp, nơng thơn đến năm 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Loại KCHTKT Giai đoạn

2006 - 2010 Giai đoạn Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 1. Giao thông 993,1 2.284,1 5.253,5 2. Thuỷ lợi 1.297,5 2.984,2 6.863,7 3. Điện 165,6 380,9 876,1

4. Nước sạch và VSMT 96 220,8 507,9

Tổng số 2.552,2 5.870 13.501,2

Nguồn: Tổng hợp từ quy hoạch của tỉnh Bắc Giang [15], [16], [17], [32].

Trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay và những năm tới, Chỉnh phủ chủ trương cắt giảm đầu tư công, nên việc huy động được một lượng vốn từ NSNN như trên là rất khó khăn đối với tỉnh. Vì vậy, để chủ động và có kế

hoạch quản lý, khai thác, huy động tốt các nguồn vốn cho phát triển KCHTKT nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới cần phải xác định phạm vi sử dụng các nguồn vốn:

- Vốn trung ương dùng chủ yếu để đầu tư các công trình KCHTKT nông nghiệp, nông thôn do trung ương quản lý, các chương trình mục tiêu và hỗ trợ một số công trình của địa phương.

- Ngân sách tỉnh được đầu tư chủ yếu cho nâng cấp, cải tạo nhỏ, bảo trì, sửa chữa đột xuất các tuyến đường đường huyện, các hệ thống thuỷ lợi, công trình phịng chớng lụt bão, hỡ trợ các địa phương phát triển KCHTKT nông nghiệp, nông thôn.

- Kết cấu hạ tầng điện lực, bưu chính viễn thơng chủ ́u vớn do Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính viễn thơng và mợt số doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực này đầu tư là chính, ngân sách tỉnh chỉ hỡ trợ mợt phần.

- Các công trình KCHTKT nông nghiệp, nông thôn như đường GTNT, kênh mương nội đồng thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” nguồn lực từ dân là chính, nhà nước hỡ trợ.

Để hoàn thiện quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra hướng phấn đấu như sau:

- Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn phải phù hợp với mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới của tỉnh

- Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn phải căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.

- Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn phải được đặt trong tổng thể quản lý chung về đầu tư xây dựng, về quản lý NSNN và gắn với cải cách hành chính của tỉnh.

- Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn NSNN.

Đồng thời để để giảm gánh nặng đầu tư cho NSNN mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn thì tỉnh cần tăng cường xã hội hoá trong đầu tư, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có khả năng về tài chính đầu tư vào các dự án hạ tầng; triển khai thông báo rộng rãi danh mục các dự án thực hiện theo hình thức: hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hình thức hợp tác công tư (PPP)... .

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP, TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w