Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn tư nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 90 - 92)

hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn tư nguồn vốn ngân sách nhà nước

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, giải pháp ở tầm vĩ mô đem lại hiệu quả lâu dài là nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiến hành lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với các xã thì giải pháp này lại càng trở lên quan trọng. Theo đó, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở mỗi xã cần phải bao gồm và đạt được thống nhất của 3 quy hoạch là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và quy hoạch công trình kết cấu hạ tầng, khu dân cư để nâng cao đời sống nhân dân (quy hoạch "ba trong một"). Điều mà bấy lâu nay chưa được các địa phương chú trọng thực hiện.

Như vậy, quy hoạch và định hướng phát triển KCHTKT nông nghiệp, nông thôn cần được tiến hành một cách đồng bộ, phù hợp với định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; quy hoạch xây dựng nông thôn mới... Đồng thời quy hoạch phải đạt được các yêu cầu về dự báo, dự tính đầy đủ các ́u tớ và tầm nhìn chiến lược sẽ là cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả.

Do đó, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển KCHTKT nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Giang, tỉnh cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

- UBND tỉnh chủ trì xây dựng khung khổ pháp lý đồng bộ cho công tác quy hoạch, đảm bảo công tác quy hoạch phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể trong từng khâu lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đối với các sở, ngành và các địa phương. Chú trọng công tác dự báo và cung cấp thông tin đầy đủ, đa chiều cho các ngành, các cấp; tuân thủ các quy luật của thị trường, nâng cao chất lượng tư vấn của các tư vấn trong tỉnh đồng thời có chế tài đủ mạnh gắn quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức tư vấn quy hoạch đối với sản phẩm quy hoạch của họ. Đồng thời tạo cơ chế khún khích đới với các tở chức chính trị xã hội, các nhà khoa học... tham gia phản biện quy hoạch.

- Với đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn là gắn liền với hoạt động sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn. Vì vậy, để việc xây dựng quy hoạch hệ thống KCHTKT nông nghiệp, nông thôn sát với thực tế, đáp ứng với nhu cầu thiết thực của người dân nông thơn thì địi hỏi phải có sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCHTKT nông nghiệp, nông

thôn, xác định họ chính là chủ thể chính trị, là trung tâm trong mỗi quy hoạch. Điều này địi hỏi qút tâm cao của các cấp chính quyền trong tỉnh vì thực hiện được yêu cầu này thể hiện mặt thay đổi về tư duy và phương pháp làm quy hoạch truyền thống lâu nay ở Việt Nam.

- Trong quá trình triển khai thực hiện cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý quy hoạch ở các cấp để chấn chỉnh kịp thời, chất lượng công tác quy hoạch được nâng cao, hạn chế tối đa và đi đến xoá bỏ hoàn toàn các hiện tượng làm không đúng quy hoạch, không có trong quy hoạch phải phá đi làm lại, sửa chữa, chắp vá... làm thất thoát, lãng phí vớn tài sản của Nhà nước trong hoạt động đầu tư và xây dựng mà từ trước đến nay thường gặp phải.

- Bớ trí vớn thoả đáng cho công tác quy hoạch trong kế hoạch vốn ngân sách hàng năm để các địa phương chủ động trong việc lập quy hoạch, để quy hoạch đi trước một bước trong đầu tư và xây dựng. Đồng thời sau khi có quy hoạch mới hoặc quy hoạch điều chỉnh cần công bố công khai để tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân được biết, để mọi cá nhân, đơn vị đều có trách nhiệm thực hiện theo quy hoạch, đồng thời có trách nhiệm giám sát đối với quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Khi cần điều chỉnh quy hoạch phải đảm bảo theo đúng các quy định, tránh điều chỉnh tuỳ tiện dẫn đến phá vỡ quy hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w