Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 32 - 33)

Saynhaburi là một trong 8 tỉnh miền bắc của nước Cộng hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, nằm ở bên phải của sơng Mê Cơng, ranh giới hành chính được xác định như sau:

Phía Bắc giáp 2 tỉnh là: Bo keo, Và U-Đơm- Xay

Phía Đơng giáp 2 tỉnh là: Lng Pha Bang, và Viêng Chăn

Phía Nam và phía Tây giáp 6 tỉnh của Vương quốc Thái Lan, đất liền có biên giới dài 645km.

Theo gianh giới này tỉnh Saynhaburi có diện tích tự nhiên là 16.389 km, bao gồm 11 huyện là huyện Saynhaburi, huyện Phiềng, huyện Pác lai, huyện Ken tháo, huyện Bo ten, huyện Thông my xay, huyện Hông xa, huyện Xiềng hon, huyện Ngân, huyện Khóp, huyện Xay Sa Than.

Saynhaburi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, phân bổ thành hai khu vực khác nhau:

Khu vực miền bắc của tỉnh từ Bàn-Na-Kha-Nhàng (huyện Pác Lai lên huyện Khóp) thời tiết hơi lạnh, có bốn huyện miền nam của tỉnh thời tiết nóng như thời tiết của miền trung của Lào. Lượng mưa trung bình là 1.200mm/năm. Nhiệt độ trung bình là 23 độ C, số giờ nắng hàng năm khoảng

1.875h, đó là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển Nông- Lâm- Ngư nghiệp. Tuy vậy do địa hình phân bố ở hai khu vực là miền Bắc và miền Nam, hàng năm có một số vùng bị ảnh hưởng của hiện tượng khơ nóng vào đầu mùa hạ và mùa mưa thường có bão lụt, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tài nguyên đất đai: Đất gieo trồng nông nghiệp 61.061ha, đã khai phá 53.104ha và sẽ khai phá 2.736ha nữa, chiếm 10% diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Đất nơng nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung ở đồng bằng, rất màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi là một lợi thế lớn để trồng lúa, cây cơng nghiệp ngắn ngày. Bình qn đất nơng nghiệp trên đầu người của tỉnh khoảng 0,53ha.

Đất lâm nghiệp của các hộ gia đình quản lý là 1.668ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Pác Lai ,và huyện Saynhaburi.

Rừng của tỉnh Saynhaburi có 587.260,2ha, chiếm 50% diện tích của cả tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm 15% diện tích, rừng trồng có khoảng hơn 6.990ha. Rừng Saynhaburi có hệ thực vật rất phong phú về họ, trữ lượng gỗ khá lớn được phân bố đều ở vùng núi và trung du, các loại gỗ quý phải kể đến đó là: Trắc, Cẩm lai, Gụ, Giáng hương… các loại gỗ này rất có giá trị, và cần được khoanh ni, bảo vệ và trồng mới.

Saynhaburi có rất nhiều loại khống sản như: than (ở huyện Hông xa) trữ lượng 500 triệu tấn, Đồng, Vàng sa khoáng (ở huyện Pác lai)… chưa khai thác. Ngồi ra cịn có một trữ lượng đá vơi và cát làm vật liệu xây dựng, tạo điều kiện cho cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản, phát triển nghề thủ công ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w