Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 33 - 36)

Saynhaburi có 11 huyện và 446 bản, 67.251 hộ gia đình, dân số 360.195 người. Trong đó 30% ở thành thị và 70% ở nông thôn, là tỉnh đông dân thứ 6 của nước CHDCND Lào, dân số tăng trưởng tương đối nhanh (2,6%/năm) trong tỉnh có rất nhiều bộ tộc sinh sống (33 bộ tộc) trơng đó có ba bộ tộc lớn:

Lào lùm chiếm tỷ lệ lớn nhất 75,35%, H’Mông 9,6%, Lào Thâng 15,01%, người nước ngồi 0,04%.

Về lao động cả tỉnh có độ tuổi lao động là 177.873 người chiếm 49,38 % của dân số cả tỉnh, trong đó có phụ nữ 87.091 người. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 87,51%, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 4,57%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,2% và thất nghiệp là 0,72 %.

Giáo dục: đã có sự phát triển nhanh chóng. Hiện nay, cả tỉnh có trường mầm non 131 trường học, có 34 lớp mẫu giáo đạt được tỷ lệ độ tuổi vào học (3 - 5 tuổi) là 23,3%, có trường tiểu học 407 trường học, trong đó có đủ từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 92,4% (trong khi cả nước chiếm 48%), tỷ lệ độ tuổi vào học chiếm 98,4% (trong khi cả nước chiếm 91,6%) đạt được thứ hai của cả nước sau thủ đô Viêng Chăn, tỷ lệ học sinh hoàn thành đến lớp 5 chiếm 86,6% (trong khi cả nước chiếm 68%); có trường trung học cơ sở 57 trường học, trường trung học phổ thông 3 trường học và trường phổ thơng hồn chỉnh (từ lớp 6 đến lớp 12) 25 trường học, có học sinh tất cả 32.827 người, nữ 14.389 người, có giảng viên 1.565 người, nữ 665 người; tính bình quân 21 học sinh/ 1 giảng viên. Hiện nay, cả tỉnh có 1 trường chuyên ngành trung cấp kỹ thuật của nhà nước và có 5 trường cao đẳng tư nhân. Khoảng cách về việc học tập giữa nam - nữ, dân tộc và gữa thành thị với nông thôn đã càng ngày càng gần nhau. Hiện nay, có 6 huyện đã xố mù (độ tuổi từ 15 - 40).

Đời sống của nhân dân trong tỉnh từ năm 2005 trở lại đây có bước ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 8,5%. Bình quân lương thực trên đầu người của tỉnh giai đoạn 2005-2011 là trên 700kg/người. Số hộ đủ ăn chiếm 45,84% (30.872 hộ), số hộ thiếu ăn còn chiếm tỷ lệ cao 54,16% (36.477 hộ). Trong đó khu vực nơng thơn tỷ lệ hộ nghèo còn rất lớn.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh đã tương đối đồng bộ, đường thuỷ, trong đó đường quốc lộ là 616 km, tỉnh lộ 2.714 km, tổng chiều dài đường bộ

nông thôn là 1.300km. Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và nhà Nước và đặc biệt theo kế hoạch đầu tư của tỉnh trong việc tham gia xây dựng nơng thơn mới thì hiện nay 96,6% số xã, bản các huyện trong tỉnh có đường ơ tơ đến trung tâm xã, bản, cịn 15 làng chưa có đường đi đến trung tâm, và có 11 làng phải đi bằng đường thuỷ. Ngoài ra tỉnh đã đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa các đường nội đô, thị trấn.

Tuy nhiên mạng lưới đường giao thông nông thôn cịn kém phát triển lưu thơng chủ yếu vẫn bằng xe thơ sơ. Hệ thống cấp thốt nước của tỉnh đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp đã có trên 80% số hộ dân khu vực đô thị của tỉnh sử dụng nước sinh hoạt sạch. Hệ thống điện trên toàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng, từ năm 2000 đến nay có 8 chương trình với số vốn đầu tư trên 62,6 tỷ kíp, trong đó vốn đóng góp của nhân dân là 14,8 tỷ kíp, cho đến năm 2011 thì 10/11 huyện có điện sử dụng, hệ thống thơng tin liên lạc phát triển khá nhanh hiện nay 10/11 huyện đã có điện thoại.

Tỉnh đã có hệ thống thuỷ lợi nhiều cấp, cấp một với 104 km, 6 trạm bơm, có 1.035 km thuỷ lợi cấp hai. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể của tỉnh đã:

Xây dựng thêm hệ thống thuỷ lợi mới, tính đến năm 2011 tỉnh đã tập trung đầu tư xây mới và nạo vét trên 600 cơng trình thuỷ lợi với tổng chiều dài là trên 1.700 km, phục vụ tưới tiêu cho trên 40.000ha đất canh tác.

Dịch vụ y tế đã coi việc bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ của nhân dân là hàng đầu và coi việc chữa trị là quan trọng. Các cán bộ, bác sĩ, y tá đã được nâng cao trình độ chun mơn ở trong và ngoài nước đồng thời về thiết bị y tế cũng hiện đại và mạng lưới giáo dục được mở rộng đến các vùng miền của tỉnh làm cho nhân dân có thể tiếp cận được mạng lưới y tế đến nay, tỷ lệ người dân được sử dụng dịch vụ y tế cơ bản 100%, tỷ lệ sinh đẻ trong năm 2009 là 18/1000 nếu so với năm 2005 có xu hướng giảm xuống đến 10%, tỷ lệ chết trẻ em sơ sinh 3,49/1000 có xu hướng giảm xuống đến 4%, tỷ lệ tăng

dân số tự nhiên 1,46% giảm 20%; tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1tuổi 14,7/1000 giảm 73%, trẻ em từ 1 - 5 tuổi 18,6/1000; tỷ lệ chết của sản phụ là 15,6/100.000 giảm 63%, tỷ lệ người được tiêm chủng là 86% của nhóm mục tiêu và tuổi thọ của người dân bình quân 65 tuổi.

Kinh tế nông nghiệp là tổng thể các nguồn lực tự nhiên, hệ thống tài sản nơng nghiệp, nguồn lao động nơng nghiệp… vì vậy việc đánh giá, xác định đầy đủ việc khai thác và sử dụng các nguồn lực đó là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế về lâu dài cũng như việc đề ra nhiệm vụ trong những năm trước mắt.

Những năm trước đây, hiện trạng về các nguồn lực phát triển kinh tế mới được nhìn nhận như là tiềm năng, chưa có chương trình khai thác và sử dụng hợp lý. Trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp theo một cơ cấu tối ưu cần nghiên cứu, phân tích các nguồn lực đó, thể hiện trong kế hoạch khai thác và sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy q trình phát triển nơng nghiệp ở tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào.

Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Saynhaburi tiếp tục phát triển nhưng chưa ổn định. Trong giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình qn là 4,9%, các ngànhh cơng nghiệp chế biến và dịch vụ tuy vẫn giữ mức tăng trưởng từ 11% - 13% hàng năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp nông thôn.

Kinh tế nông nghiệp hiện nay của tỉnh chủ yếu là lâm nghiệp và thuỷ sản, trong điều kiện sản xuất chủ yếu ngành này chịu tác động rất lớn của thiên nhiên và thị trường nên phát triển còn chưa bền vững.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w