Bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục lý luận Mác Lênin cho học viên

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 57 - 59)

CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN CHO HỌC VIÊN Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH SAYNHABURI CỘNG HỒ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

3.1.1. Bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dụclý luận Mác - Lênin cho học viên lý luận Mác - Lênin cho học viên

Để không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viện ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào, phương châm giáo dục trong nhà trường là học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là yêu cầu chung của tất cả các môn học, dạy học gắn lý luận vào thực tiễn là yêu cầu cần thiết của các mơn khoa học Mác - Lênin, đó là quan hệ tất yếu, nội tại, quyết định sự sống cịn của các mơn khoa học này. Như vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc rất quan trọng trong quá trình giảng dạy để nâng cao hiểu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên.

Trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên ở nhà trường, để thực hiện nguyên tắc này, người thầy khơng chỉ dừng ở tun truyền, giải thích, trang bị cho học viên hiểu biết về lý luận Mác - Lênin, người thầy phải nghiên cứu sâu sắc và nắm vững nội dung lý luận của bài giảng, có luận cứ khoa học gắn những tri thức mơn học với việc tun truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luận của Nhà nước trong hoạt động thực tiễn. Điều đó xuất phát

từ bản chất của lý luận Mác - Lênin là khoa học và cách mạng, nó quy định mục đích học là để vận dụng và sáng tạo, khơng phải học lý luận vì lý luận. Theo Hồ Chí Minh, học lý luận khơng phải để thuộc lòng từng câu, từng chữ, để trở thành những con mọt sách mà học cốt để vận dụng.Người từng nhắc nhở chúng ta rằng: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn thành lý luận suông” [27, tr.496]. Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi vì vậy, “lý luận cũng ln ln được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động” và trong thực tiễn sinh động ấy, “những người cộng sản phải cụ thể hố chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện, hồn cảnh từng lúc và từng nơi” [27, tr.496].

Để vận dụng tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy các mơn khoa học Mác - Lênin ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào, cần phải đổi mới nội dung chương trình đến cả việc sử dụng các hình thức và các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức của học viên nhằm nâng cao hiểu quả học tập và cũng phải căn cứ vào đối tượng cụ thể để xác định nội dung, phương pháp giáo dục một cách phù hợp, mục đích hướng tới của giáo dục lý luận Mác - Lênin là không ngừng nâng cao nhận thức cho học viên để họ có thể chủ động lý giải những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội của họ.

Tuy nhiên, vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin phải gắn giảng dạy lý luận với việc đưa học viên vào các hoạt động chính trị - xã hội thực tiễn. Giáo dục lý luận Mác - Lênin phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, gắn với nhiệm vụ chính trị, gắn và thúc đẩy cuộc sống đi lên. Vậy, giáo dục phải đi sát thực tế, kịp thời lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra. Giáo dục lý luận Mác - Lênin phải gắn liền

với việc coi trọng tổng kết thực tiễn đổi mới của đất nước, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin quan trọng là để đáp ứng vào thực tiễn đất nước mình, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin. Học chủ nghĩa Mác - Lênin là “học tập cái tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta. Học để làm người, lý luận đi đôi với thực tiễn” [27, tr.248].

Ngoài ra giáo dục lý luận Mác - Lênin phải đặt trong mối liên hệ với thực tiễn, đòi hỏi giảng viên Mác - Lênin phải nắm vững lý luận, bám sát thực tế, nhất là thực tế ở địa phương, đưa thực tiễn đó vào bài giảng, dùng thực tiễn để chứng minh và trả lời cho những vấn đề lý luận thì nội dung giáo dục mới giàu sức sống, sinh động và có tính thuyết phục cao. Trong quá trình giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào cần phải tạo điều kiện cho họ cập nhật tình hình thực tiễn hàng ngày, thơng qua các phương tiện truyền thơng, thơng tin đại chúng. Từ đó sẽ làm cho học viên nắm được những tình hình trong nước và quốc tế trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội khác nhau, giúp cho họ khẳng định tính khoa học đúng đắn của những tri thức lý luận đã được trang bị, giúp cho giáo dục lý luận Mác - Lênin trở nên sinh động, thiết thực, hấp dẫn đối với học viên ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 57 - 59)