Để đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước nhất là kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia; để chuẩn bị đào tạo cán bộ kế cận trong những năm đầu thế kỷ 21 nhằm xây dựng nguồn nhân lực của Lào dần dần gần với quốc tế và khu vực, đào tạo cán bộ song song với nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn.
Trên cơ sở sự phát triển giáo dục, kỹ thuật và khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay, quá trình giáo dục và đào tạo ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, cán bộ kế cận có lập trường chính trị vững vàng, có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, có hệ thống lý luận Mác - Lênin
làm cho sinh viên nắm vững và thống nhất ở mức độ cao với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời cũng để góp phần một cách có hệ thống và sâu sắc về lý luận chính trị, quản lý kinh tế và những tri thức tất yếu liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; nắm chắc các quan điểm, nguyên tắc trong đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có năng lực và đạo đức để trở thành cán bộ chủ chốt trong các ngành, các cơ quan tổ chức của Đảng - Nhà nước, cơ quan đoàn thể ở Trung ương và địa phương, bảo vệ và xây dựng đất nước theo hướng từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, quá trình học tập và rèn luyện của học viên ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào chịu sự qui định bởi mục tiêu đào tạo của nhà trường. Có thể nói, học viên đã có ý thức cao về tầm quan trọng của đào tạo ở nhà trường, họ phải là tấm gương sáng về mọi mặt để thế hệ học viên sau này noi theo. Khi đã trở thành học viên ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào với những hoạt động học tập, rèn luyện, rèn người của học viên thì ý thức về việc phấn đấu trở thành cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng, có lối sống mới và có khả năng gắn được lý luận với thực tiễn, trở thành cán bộ mẫu mực càng được định hình hơn. Nhưng cũng có một bộ phận học viên bước đầu học tập ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết học tập các môn khoa học Mác - Lênin, đồng thời nhất việc giáo dục lý luận Mác - Lênin với cơng tác chính trị - tư tưởng chung chung. Nhưng về sau qua điều tra có 60,5% số học viên được hỏi khẳng định học tốt các môn khoa học Mác - Lênin sẽ giúp họ tự tin và vững vàng hơn trong sự nghiệp, có 23,36% số học viên được hỏi cịn phân vân và chỉ có 16,12% số học viên được hỏi phủ nhận điều này (xem phụ lục 2 bảng 1).
Như vậy, với ý thức cao trong quá trình học tập, phần lớn học viên ở nhà trường có lý tưởng cộng sản, lý tưởng đạo đức trong sáng, có tư tưởng
chính trị vững vàng, kiên định, có niềm tin và quyết tâm cao và thấy sự cần thiết phải trang bị lý luận Mác - Lênin.
Trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào là nơi thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận về chính trị cho các cơ quan đoàn thể ở tỉnh và địa phương, với chuyên ngành là chính trị, quản lý kinh tế, hành chính. Do vậy, học viên ở đây cũng là từ các nơi khác nhau, đó là do yêu cầu của bản thân học viên và cơ quan chủ quan, họ đều được phân vào các chun ngành thích hợp với cơng việc cụ thể mà nơi họ công tác. Họ ý thức được vị trí vai trị của giáo dục lý luận Mác - Lênin.
Thực hiện công cuộc đổi mới phương pháp học và dạy ở Trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào trong những năm vừa qua, nhìn chung, phương pháp học tập của học viên vẫn còn thụ động, kém năng động, vẫn theo phương pháp cũ, lối học chưa tích cực, chưa chủ động sáng tạo, một phần là do sách tham khảo cịn q ít mà chủ yếu là dựa vào giáo trình, khơng được bổ sung vào thường xuyên. Qua điều tra 225 học viên, có 62,46% là học viên có sưu tầm đọc thêm các tài liệu và các văn kiện của Đảng; đôi khi 22,86%; chưa bao giờ 14,67%. Về việc học các môn khoa học Mác - Lênin một cách tích cực chủ động là 67,5%, tích cực nhưng chưa chủ động là 27,89%, khơng tích cực chủ động là 4,61%; và khi hỏi học viên ở trường có quan tâm đến những vấn đề về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì có 7,61% cho rằng khơng quan tâm, thỉnh thoảng 35,94% và thường xuyên là 56,45% (xem phụ lục 2 bảng 1)
Với sự cố gắng và có phương pháp học tập, rèn luyện đúng đắn, nhờ đọc tài liệu trước khi lên lớp, học viên chủ động nghe giảng và tiếp thu bài giảng thơng qua đó giúp học viên nắm bắt được những vẫn đề cơ bản, then chốt của từng bài. Phương pháp như vậy đã đem lại kết quả học tập khá hơn. Kết quả học tập các môn khoa học Mác - Lênin của học viên trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào 5 khố (từ 2007-2011) trên 225 học viên cho
thấy: số học viên đạt được kết quả giỏi và khá chiếm tỷ lệ cao so với trung bình. Trong các mơn khoa học Mác - Lênin thì số học viên đạt kết quả giỏi môn triết học nhiều hơn các mơn khác chiếm 38,70%. Trong khi đó giỏi về mơn kinh tế chính trị chiếm 30,64% và chủ nghĩa xã hội khoa học là 22,62%.
- Số học viên học giỏi các môn khoa học Mác - Lênin chiếm 34,66% - Số học viên học khá các môn khoa học Mác - Lênin chiếm 40,28% - Số học viên học trung bình các mơn khoa học Mác - Lênin chiếm 25,05% (xem phụ lục 1 bảng A4).
Từ kết quả trên cho thấy học viên đã tích cực rèn luyện học tập tốt hơn, một phần là do Đảng uỷ, Ban giám đốc, và các cơ quan đồn thể thường xun theo dõi, thơng qua giảng viên chủ nhiệm, phòng quản lý học viên để nhằm ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trên các mặt học tập, lối sống, xử lý kịp thời những học viên vi phạm. Dưới sự điều hành, quản lý của các tổ chức trong nhà trường như: phòng quản lý học viên, Đồn thanh niên, cơng đồn… có nhiều hoạt động thiết thực, tạo sân chơi bổ ích cho học viên và học viên đã tích cực tham gia để phấn đấu trở thành cán bộ mẫu mực. Nhờ học tập và rèn luyện tích cực tham gia các hoạt động, trong năm vừa qua số học viên được vào Đảng Nhân dân cách mạng Lào chính thức 7 học viên. Trong năm học 2010-2011 theo bài tổng kết tổ chức thực hiện học tập và giảng dạy của nhà trường thì có 28 học viên được xếp loại giỏi.
Như vậy, có thể nói rằng giáo dục lý luận Mác - Lênin phải được thể hiện bằng kết quả học tập, đạo đức, lối sống, bằng hoạt động thực tiễn chính trị của nhà trường.