Saynhaburi Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Trong thời kỳ biến đổi phức tạp của nền kinh tế thị trường, khoa học và công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên mọi mặt đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi về tâm lý và tư tưởng. Học viên ở
trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào cũng như học viên các trường chính trị trong cả nước, bên cạnh những nét tâm lý, tư tưởng nói chung của truyền thống dân tộc, cịn mang những nét dấu ấn của thời đại.
Trong điều kiện ở Lào hiện nay, học viên chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính là học tập, nhiều học viên chưa trải qua thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu… cho nên ở họ còn thể hiện rõ sự thiếu vốn sống, sự trải nghiệm của cuộc đời biểu hiện như: bồng bột, chủ quan, dễ hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, tiếp thu thơng tin ít chọn lọc, hướng tới các giá trị mới hiện đại nhưng chóng quên quá khứ, truyền thống… Đây là đặc điểm mà khi giáo dục lý luận Mác - Lênin cho họ cần phải chủ ý để có nội dung, hình thức giáo dục phù hợp mới đạt hiệu quả.
Từ khi nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, học viên có xu hướng chú trọng về chun mơn và xem nhẹ về mặt phẩm chất chính trị. Một bộ phận học viên định hướng chính trị - xã hội còn mờ nhạt, niềm tin chưa vững chắc, ý thức kỷ luật và trách nhiệm cơng dân chưa cao. Nhìn nhận con người và các hiện tượng xã hội một cách siêu hình cực đoan.
Ngồi những đặc điểm chung đã nêu trên, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, học viên ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi cịn có những đặc điểm riêng.
Do sống ở biên giới phía Bắc, học viên ở trường chính trị tỉnh Saynhabủi CHDCND Lào được kế thừa truyền thống và có ý thức sâu sắc về việc bảo vệ, giữ gìn an ninh biên cương của Tổ Quốc. Ngồi ra học viên cịn mang những phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân tộc miền núi như: hiền lành, thật thà, chăm chỉ… Trong môi trường học tập, học viên chấp hành tốt những quy định của nhà tường, lễ phép với giảng viên, thân ái với bạn bè. Do điều kiện sống và học tập của nhiều học viên cịn gặp khó khăn.
Các học viên ở các địa phương của tỉnh khác nhau thuộc nhiều thành phần khác nhau, khi đến trường mang theo những phong tục tập quán, lối
sống, đời sống tâm lý của vùng q mình, nên có khó khăn bước đầu trong việc đưa học viên vào nền nếp chung của nhà trường. Do điều kiện sống ở nơng thơn cịn nhiều khó khăn, nghèo nàn lạc hậu, cùng với việc cập nhật thông tin rất hạn chế đã phản ánh vào ý thức của học viên ở nơng thơn là hiểu biết xã hội hạn hẹp, cịn những tàn dư của nếp nghĩ, cách sống lạc hậu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học viên tiếp nhận tri thức Mác - Lênin là khoa học tiên tiến được xây dựng và luôn được chứng minh bằng những thành tựu khoa học hiện đại.