Đổi mới phương pháp dạy và học các môn khoa học Mác Lênin

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 72 - 74)

khoa học Mác - Lênin

Trong quá trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào, để nâng chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin, cùng với đổi mới nội dung chương trình, giáo trình thì giảng dạy các mơn khoa học Mác - Lênin cũng phải đổi mới, phải lựa chọn phương pháp phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, chứng minh lý luận Mác - Lênin một cách thuyết phục bằng chính luận cứ khoa học, bằng chính thực tiễn sinh động và phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên trong học tập, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin tạo ra những người có trình độ cao, có phương pháp tư duy linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng với đòi hỏi của cuộc sống đổi mới của đất nước hiện nay.

Giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin với đặc trưng khái quát hoá, trừu hố cao, rất khó nắm bắt đối với học viên, nhất là mới tốt nghiệp, mới làm công tác tại các cơ quan, chuyển sang một hình thức đào tạo, mơi trường học hồn tồn mới mẻ. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một việc làm công phu, phức tạp nhưng nhất định phải theo một định hướng là thiết thực, gắn với yêu cầu của cuộc sống, nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, để tăng cường giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên bằng nhiều hình thức linh hoạt; phát huy khả năng sáng tạo của học viên, thu hẹp dần cách dạy “nhồi nhét kiến thức”, lý thuyết chung chung mà phải dẫn học viên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, làm rõ từng luận điểm.

Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin phải gắn liền với việc xây dựng nội dung chương trình, chuyển từ chỗ lấy mơn học làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Người học phải tự tìm tịi, khám phá, hiểu mình hơn, hiểu mơi trường giáo dục và môi trường lao động. Đồng thời, phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo, độc lập suy nghĩ của học

viên trong việc tìm kiếm tri thức mới, tránh tình trạng thụ động tiếp thu tri thức một chiều. Từ đó biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tự chủ, tự đánh giá, tự sửa sai, tự điều chỉnh kiến thức. Như vậy, sau mỗi bài học, giảng viên cần liên hệ ngay với thực tiễn, hướng dẫn học viên vận dụng lý luận để phân tích và chỉ ra những biểu hiện tích cực, tiêu cực hay lệch lạc trong tư tưởng của chính mình, thực hiện phương châm học lý luận là để sửa chữa tư tưởng, tư tưởng đúng thì hành động đúng, học để tin tưởng, tin vào công cuộc đổi mới của đất nước, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, để đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào có hiệu cao cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Với quan điểm coi người học là trung tâm, đổi mới phương pháp thuyết trình truyền thống. Thuyết trình là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong q trình giảng dạy các mơn khoa học Mác - Lênin ở trường chính trị tỉnh Saynhaburi CHDCND Lào hiện nay. Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp hiện đại tác động mạnh mẽ tới thực tiễn xã hội… làm cho phương pháp thuyết trình ngày càng bộc lộ những hạn chế, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Như vậy, cần phải kết hợp với các phương pháp dạy khác như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đối thoại trực tiếp… kết hợp với sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại để phát huy tính sáng tạo của học viên và cũng có thể áp dụng phương pháp học trực tuyến qua mạng, học trên truyền hình…

- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học viên thông qua thi trắc nghiệm, viết tiểu luận.

- Gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học chính khố với các hình thức ngoại khố, giúp cho học viên kiểm chứng lý luận trong thực tiễn.

- Đối với phương pháp thảo luận theo hướng mỗi học viên là một nhà hùng biện thông thái, tự đứng ra chủ trì thảo luận theo nhóm, nêu vấn đề cuối giờ giảng viên giải đáp.

Dạy và học là hai mặt nằm trong một thể thống nhất trong một quá trình, đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với việc tìm ra những biện pháp để tăng cường khả năng tự học, khả năng tư duy, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn của học viên, dù cho giảng viên có dùng phương pháp hiện đại, tích cực đến đâu mà khơng được học viên hưởng ứng thì hiệu quả cũng khơng cao. Do đó, học viên phải tự trang bị cho mình ý thức chủ động, tích cực trong học tập, quan tâm những vấn đề liên quan đến môn học, theo dõi những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước và thế giới để mở mang kiến thức thực tiễn, thường xuyên rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát kiến thức trong khi nghiên cứu tài liệu và trong thực tiễn.

Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên ở nhà trường là tất yếu. Mặc dù là một quá trình rất phức tạp, đa dạng đòi hỏi phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, song việc vận dụng phương pháp cụ thể nào là hết sức mềm dẻo, bởi vì khơng có phương pháp nào là vạn năng cho mọi bài giảng. Phải chú trọng kết hợp nhiều hình thức, phương pháp thích hợp với từng môn học với đối tượng người học, mục tiêu, chương trình, kế hoạch nội dung kiến thức, điều kiện vật chất, phải đảm bảo theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn với yêu cầu cuộc sống.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục lý luận mác lênin cho học viên ở trường chính trị tỉnh saynhaburi cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 72 - 74)