quyết định (văn bản áp dụng pháp luật)
Nghị án là một giai đoạn của hoạt động xét xử tại phiên toà được tiến hành sau phần xét hỏi và tranh luận. Giai đoạn này bắt đầu từ khi Hội đồng xét xử nghị án và kết thúc khi bản án được tuyên. Điều 16, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định nguyên tắc “khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [31, tr.8], nguyên tắc này được thực hiện xuyên suốt trong quá trình xét xử nhưng thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nghị án. Việc nghị án diễn ra tại phòng riêng, chỉ các thành viên của Hội đồng xét xử (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) được vào phòng nghị án để thảo luận và quyết định bản án. Kiểm sát viên và Thư ký Tồ án khơng được tham gia nghị án.
Khi nghị án, Hội đồng xét xử phải xem xét tất cả các vấn đề trong vụ án một cách tồn diện, về những tình tiết của vụ án, những tài liệu, chứng cứ, lời khai, ý kiến của người tham gia tố tụng đã được kiểm tra tại phiên toà, qua việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà đã đủ căn cứ kết tội bị cáo chưa. Các thành viên của Hội đồng xét xử thảo luận một cách dân chủ, bình đẳng về từng vấn đề của vụ án. Khơng ai trong Hội đồng xét xử có quyền áp đặt ý kiến của mình cho thành viên khác. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết về từng vấn đề của vụ án. Khi phát biểu (hoặc biểu quyết) các Hội thẩm nhân dân phát biểu (hoặc biểu quyết trước), Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà phát biểu (hoặc biểu quyết)
sau. Thành viên của Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số thì có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Tại phòng nghị án, thành viên Hội đồng xét xử căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại tồ. Nếu Hội đồng xét xử thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi tại phòng xử án. Sau khi xét hỏi bổ sung, những người có quyền tham gia tranh luận có thể trình bày ý kiến bổ sung của mình và bị cáo có quyền nói lời bổ sung, rồi Hội đồng xét xử trở lại phòng nghị án.
Việc nghị án phải lập thành biên bản. Trong giai đoạn này Hội đồng xét xử ra văn bản áp dụng pháp luật là biên bản nghị án (được quy định tại khoản 4 Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003); biên bản nghị án phải ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận về từng vấn đề một và quyết định theo đa số của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đó. Các thành viên Hội đồng xét xử phải ký vào biên bản nghị án tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Sau khi thảo luận, nếu thấy đủ căn cứ kết tội thì Hội đồng xét xử thảo luận xem bị cáo phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều luật nào của Bộ luật hình sự, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp đối với bị cáo, bồi thường thiệt hại (nếu có), án phí hình sự, án phí dân sự sơ thẩm. Các thành viên Hội đồng xét xử thông qua bản án sau khi đã thảo luận và quyết định mọi vấn đề của bản án. Bản án phải được làm đúng theo quy định của Điều 224 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các thành viên Hội đồng xét xử ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản án gốc.
Biên bản nghị án và bản án gốc phải được các thành viên Hội đồng xét xử thơng qua ký tại phịng nghị án và lưu vào hồ sơ vụ án. Sau đó Hội đồng xét xử ra quyết định, bản án (văn bản áp dụng pháp luật) quyết định các chế tài đối với người phạm tội.
Có thể tóm tắt diễn biến 1 phiên tồ sơ thẩm bằng sơ đồ sau:
Bản án quyết định của Tồ án tun phải bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ; Tính hợp pháp của bản án, quyết định thể hiện ở chỗ, bản án quyết định đó phải phù hợp với những quy định của Bộ luật hình sự về mặt nơi dung trong việc định tội, lượng hình và về mặt hình thức phải phù hợp với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Tính có căn cứ của bản án, quyết định thể hiện ở chỗ: bản án, quyết định của Tồ án chỉ có căn cứ khi những kết luận trong bản án, quyết định phù hợp với những sự kiện thực tế của vụ án và được xác định một cách chắc chắn tại phiên toà trên cơ sở những chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét cơng khai tại phiên tồ.
Ngồi ra, bản án hình sự sơ thẩm của Tịa án phải chính xác và có sức thuyết phục. Sự chính xác thể hiện ở chỗ mọi kết luận trong vụ án đều phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án đã được chứng minh bằng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như qua q trình xét hỏi, thẩm vấn cơng khai tại phiên tòa; Sự thuyết phục của bản án thể hiện ở việc bản án phân tích sâu sắc, đầy đủ, tồn diện nội dung vụ án. Mỗi nhận định trong bản án đều dựa trên những chứng cứ và các tình tiết xác thực đã được thẩm tra tại phiên tịa, được lập luận chặt chẽ và chứng minh đầy đủ.
Như vậy, áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân là một q trình liên tục bao gồm nhiều giai đoạn
Bắt đầu phiên toà Hội đồng xét xử vào phòng xử án, Chủ toạ đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử và kiểm tra căn cước của người tham gia tố tụng
Xét hỏi tại toà