- Kiểm sát viên đối đáp với bị
Thứ ba, sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử
3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự
Đây là một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật được thống nhất, chính xác và đúng đắn.
* Đối với Bộ luật hình sự:
Mặc dù Bộ luật Hình sự mới được sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhưng với phạm vi sửa đổi hẹp chỉ liên quan đến một số điều nên Bộ luật hình sự vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, toàn diện các yêu cầu của thực tiễn, nhiều bất cập của Bộ luật hình sự vẫn cịn hiện hữu. Vì vậy, việc tiếp tục hồn thiện Bộ luật hình sự hiện hành là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một Bộ luật hình sự của thời kỳ mới. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự cần được thực hiện theo bốn định hướng cơ bản sau:
Một là, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng
người, quyền cơ bản của công dân, bảo vệ vững chắc sự tồn vong của chế độ, duy trì trật tự an tồn xã hội và mơi trường sống an lành cho người dân;
Hai là, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhằm bảo vệ và thúc đẩy sự
phát triển lành mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Ba là, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế, góp phần thực hiện các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, đồng thời đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế;
Bốn là, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhằm hồn thiện về kỹ thuật
lập pháp hình sự, nâng cao tính minh bạch và tính dự báo trong các quy định của Bộ luật hình sự.
Vì Bộ luật hình sự quy định phần chung và phần các tội phạm cụ thể tương đối rộng, trong phạm vi của luận văn em xin có một số kiến nghị về vấn đề áp dụng pháp luật Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999:
Để áp dụng một cách thống nhất và tránh việc áp dụng một cách tràn lan Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn “…
Cần hạn chế và phải hết sức chặt chẽ khi áp dụng các quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, trong trường hợp nếu khơng có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, thì bị cáo phải bị xử phạt ở mức cao của khung hình phạt…” và cũng theo hướng dẫn
tại Nghị quyết số 01 nêu trên thì những quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ áp dụng đối với hình phạt chính mà khơng áp dụng đối với hình phạt bổ sung.
Tại Cơng văn số 148/2002/KHXX ngày 30/9/2002 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 46 và 47 Bộ luật hình sự năm 1999 có ghi:
Theo tinh thần quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự, thì Tịa án chỉ có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt mà điều luật đã quy định khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định từ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Như vậy, việc Tịa án nào hoặc Hội đồng xét xử nào quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định, khi bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự (cho dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46) là trái với quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự...
Thực tiễn xét xử hiện nay, có khơng ít trường hợp áp dụng không đúng với quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, sai sót đó khơng chỉ ở các Thẩm phán mà còn cả Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa cũng đề nghị không đúng, như khi đề nghị mức hình phạt trong phần luận tội đề nghị mức hình phạt thấp hơn cả mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề và Thẩm phán cũng xét xử như đề nghị của Kiểm sát viên.
Ví dụ: Bị cáo bị truy tố theo khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội nhận hối lộ có khung hình phạt từ mười lăm năm đến hai mươi năm. Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Kiểm sát viên đã đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 để cho bị cáo được hưởng mức án thấp hơn mức khởi điểm của khung hình phạt, song lại đề nghị mức hình phạt từ 5 đến 6 năm. Trong khi tại khoản 2 của điều luật khung hình phạt là từ bảy năm đến mười lăm năm và Thẩm phán cũng xử như vậy là vi phạm. Vì trong trường hợp này, tối thiểu Hội đồng xét xử cũng phải tuyên phạt bị cáo bảy năm tù mới đúng với quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999.
Như vậy, việc điều luật quy định “khi ít nhất có hai tình tiết giảm nhẹ
quy định tại khoản 1 Điều 46” là quy định “quá cứng” khó cho việc áp dụng.
Việc quy định như vậy, tuy mang tính chặt chẽ, tránh bị vận dụng tùy tiện, khơng thống nhất, đồng thời hình phạt được quyết định phải trong phạm vi “khung liền kề nhẹ hơn” tức là, nếu từ khoản ba là hình phạt bị truy tố thì
chỉ được giảm xuống mức hình phạt quy định tại khoản hai chứ khơng được áp dụng mức hình phạt quy định tại khoản một. Việc quy định như vậy là cần thiết. Song qua thực tiễn xét xử, thấy rằng việc quy định như vậy cũng chưa bảo đảm nguyên tắc nguyên tắc cụ thể hóa hành vi và cá thể hóa hình phạt cũng như ngun tắc cơng bằng trong Luật hình sự Việt Nam. trong nhiều vụ án đồng phạm, đông bị cáo, đặc biệt là các bị cáo phạm tội về ma túy mà cứ phải áp dụng đúng quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 thì rất khó cho việc cụ thể hóa hành vi, cá thể hóa hình phạt dẫn đến rất nhiều trường hợp “vượt rào” khi áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999. Vì nếu khơng “vượt rào” thì sẽ khơng bảo đảm nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt.
Để tháo gỡ những bất cập này, khi áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, các Thẩm phán cũng cần chú ý là:
Tại khoản 1 Điều 46 quy định các tình tiết giảm nhẹ từ điểm a đến điểm s, nhưng không phải mỗi điểm chỉ quy định một tình tiết giảm nhẹ. Mặc dù chưa có hướng dẫn chính thức, nhưng qua các Hội nghị tổng kết và tập huấn cùng với cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt, có những điểm quy định tại khoản 1 Điều 46 chứa đựng nhiều hình thức giảm nhẹ khác nhau. Ví dụ: như điểm a, b, i, p, q, s. Tại các điểm này đều có các tình tiết khác nhau và được tách rời bởi dấu phảy. Như điểm “p” có hai tình tiết là thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải, hay như điểm “s” có thể hiểu và áp dụng là: Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất; Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong chiến đấu; người phạm tội lập thành tích xuất sắc trong học tập; trong cơng tác…
Do vậy, khi xác định các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, Hội đồng xét xử phải nêu rõ bị cáo có tình tiết giảm nhẹ nào chứ khơng nên nêu chung chung quy định trong điều luật. Nếu bị cáo có nhiều tình tiết
giảm nhẹ thì cần phải nêu và phân tích tất cả các tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo được hưởng.
Một vấn đề nữa để việc áp dụng các quy định tại Điều 47 một cách thống nhất, Bộ luật hình sự cũng cần sửa đổi cho phù hợp theo hướng “khi có
ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ và khơng có tình tiết tăng nặng thì Tịa án có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự”, chứ khơng nhất thiết phải quy định cứng
nhắc là tại khoản 1 Điều 46. Đồng thời nên liệt kê thêm một số tình tiết giảm nhẹ mà từ trước tới nay chúng ta vẫn đưa vào khoản 2 Điều 46 như:
- Người phạm tội đầu thú;
- Người phạm tội là con em gia đình Thương binh, Liệt sỹ; - Khi có đơn của gia đình bị hại xin cho người phạm tội…
Qua nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về phần các tội phạm cụ thể. Nhận thấy, có một số quy định cịn chưa phù hợp, dẫn đến khi chúng ta áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 sẽ gặp những vướng mắc nhưng vẫn khơng có hướng dẫn nào để tháo gỡ. Theo cấu trúc của Bộ luật hình sự năm 1999 thì đa phần các điều luật quy định về các tội phạm cụ thể đều có các khung hình phạt khác nhau theo thứ tự từ 1 đến 2, 3 hoặc 4 theo trình tự mức hình phạt từ nhẹ đến nặng. Một số ít điều luật lại quy định khung hình phạt nặng nhất là khung 1 sau đó mới đến các khung có mức án nhẹ hơn như quy định tại các Điều về xâm phạm an ninh quốc gia (từ Điều 78 đến 92), tội giết người (Điều 93). Theo cấu trúc này, chúng ta có thể hiểu khung liền kề nhẹ hơn của khoản bốn sẽ là khoản ba, của khoản ba sẽ là khoản hai và tiếp theo… Song, quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 tại Điều 112 tội “hiếp
dâm trẻ em” Bộ luật hình sự lại có sự quy định khác về cấu trúc các khung
hình phạt dẫn đến việc áp dụng Điều 47 sẽ gặp những vướng mắc cụ thể tại Điều luật này quy định như sau:
“1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a/ Có tính chất loạn luân; …
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a/ Có tổ chức; …
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Theo quy định tại Điều 112 thì khung hình phạt liền kề của khoản bốn là khoản ba, khung hình phạt liền kề của khoản ba là khoản hai, khung hình phạt liền kề của khoản hai là khoản một. Song quy định tại Điều 112 thì khung hình phạt quy định tại khoản 4 của điều luật, mức hình phạt khởi điểm lại thấp hơn mức hình phạt khởi điểm quy định tại khoản 3 (mười hai năm so với hai mươi năm) và bằng với mức hình phạt khởi điểm quy định tại khoản 2 của điều này cùng là 12 năm tù. Vì vậy, trong trương hợp bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xứng đáng được áp dụng các quy định của Điều 47 thì việc xác định mức án trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn là rất khó khăn. Vì nếu áp dụng khung hình phạt liền kề tại khoản ba thì mức khởi điểm lại cao hơn khoản 4, nếu áp dụng theo mức hình phạt khởi điểm tại khoản 2 thì lại có mức hình phạt khởi điểm bằng nhau và như vậy việc áp dụng các quy định tại Điều 47 lại
chẳng có ý nghĩa gì. Cịn nếu coi khoản 1 là khung hình phạt liền kề nhẹ hơn để áp dụng thì lại khơng đúng quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999.
Để khắc phục những vướng mắc như đã nêu và để việc áp dụng các quy định tại Điều 47 có ý nghĩa trong việc mở lượng khoan hồng với những người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, cần phải sửa lại quy định tại Điều 112 theo hướng bỏ quy định tại khoản bốn của điều luật mà bổ sung thêm thành một tình tiết định khung tại khoản ba của điều luật là “Giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi”.
* Đối với Bộ luật Tố tụng hình sự:
Hồn thiện thủ tục tố tụng hình sự nói chung, thủ tục xét xử sơ thẩm nói riêng là một phần rất quan trọng và cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Tư tưởng đổi mới thủ tục tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, bình đẳng, bảo đảm để người tham gia tố tụng có điều kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự, tăng cường tranh tụng... được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020.
Quá trình đổi mới cũng phải xuất phát từ thực tiễn tố tụng hình sự Việt Nam, duy trì và phát huy những ưu điểm vốn có của mơ hình tố tụng thẩm vấn; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng tranh tụng phù hợp với truyền thống văn hóa, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể ở nước ta. Thực tiễn tố tụng cũng cho thấy rằng, một số quy định của pháp luật tố tụng hiện hành còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến các nguyên tắc tố tụng; gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; làm hạn chế hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự nói chung, phiên tịa hình sự nói riêng.
Như vậy, hồn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm là hết sức cần thiết và cấp bách. Do đó, việc hồn thiện thủ tục áp dụng pháp luật để xét xử sơ thẩm cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phải thể hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng hình sự, đặc biệt là các
xác định sự thật khách quan của vụ án, nguyên tắc suy đốn vơ tội, ngun tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng trước Tồ án, ngun tắc tranh tụng; xuất phát từ bản chất, vai trị của phiên tịa hình sự sơ thẩm;
- Trên cơ sở phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử trong xét xử vụ án hình sự, đồng thời, các quy định cũng phải được quy định trên cơ sở địa vị pháp lý của người tiến hành, người tham gia tố tụng trong vụ án;
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đối với cơng dân nói chung, người tham gia tố tụng nói riêng, đặc biệt là bị cáo;
- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các quy định. Chúng ta có thể tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của các nước, nhưng khơng thể khơng xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhất là khả năng bảo đảm vật chất, trình độ chun mơn của người tiến hành tố tụng, ý thức pháp luật...
Căn cứ vào các yêu cầu của cải cách tư pháp, phân tích những bất cập của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, nên có một số kiến nghị nhằm hồn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục áp dụng pháp luật để xét xử sơ thẩm