- Kiểm sát viên đối đáp với bị
Thứ ba, sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang
Đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự sơ thẩm nói riêng là một yêu cầu hết sức quan trọng được lãnh đạo ngành Tòa án rất quan tâm. Trong thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm, nhưng vẫn cịn một số ít những thiếu sót. Vẫn còn trường hợp bản án, quyết định vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc áp dụng pháp luật có sai lầm do lỗi chủ quan của Thẩm phán và đã bị sửa, hủy; tuy đã có nhiều nỗ lực khắc phục nhưng vẫn còn để xảy ra trường hợp kết án oan người khơng có tội. Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm này, lãnh đạo ngành Tòa án tỉnh Tuyên Quang cần đề ra các biện pháp tích cực để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng đúng quy định của pháp luật trong công tác xét xử; cần tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ các nguyên nhân của việc áp dụng pháp luật để bản án, quyết định bị sửa, hủy, từ đó xác định trách nhiệm cá nhân và tìm ra biện pháp khắc phục ngay những thiếu sót, khuyết điểm dù là nhỏ trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tồ án cần thực hiện các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, xây dựng cơ chế xét xử đảm bảo sự độc lập của Toà án, độc
lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là một trong những yếu tố quyết định chất lượng xét xử. Bởi lẽ "xét xử là phòng tuyến cuối cùng của việc bảo vệ pháp luật cần phải được độc lập, do đó những người thực hiện nó cần phải được độc lập. Hơn nữa tính tự chủ của quyền tư pháp là điều kiện quan trọng và tiền đề bảo đảm sự độc lập của xét xử và của những người thực hiện xét xử" [52, tr.16]. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị với tinh thần là hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, đảm bảo Toà án xét xử độc lập, đúng pháp
luật, kịp thời và nghiêm minh; đồng thời phân định thẩm quyền xét xử của Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm phù hợp với hai cấp xét xử.
Một trong những quan điểm chỉ đạo trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là nâng cao chất lượng tranh tụng theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng. Các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm phải là kết quả của quá trình tranh tụng cơng khai, dân chủ tại phiên tịa. Để thực hiện tranh tụng tại phiên tòa vai trị của Tồ án có ý nghĩa quyết định, sự chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của Tồ án đến đâu chính là biểu hiện của nguyên tắc tranh tụng. Nếu không nâng cao vai trị và trách nhiệm của Tồ án, đặc biệt là tại phiên tồ thì tranh tụng khó có thể thực hiện được trên thực tế. Để tranh tụng tại phiên tồ xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm là cả một q trình chuẩn bị, có vai trị rất quan trọng của Tòa án. Trong điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, yêu cầu thủ tục tố tụng hình sự phải thực sự là thủ tục tranh tụng. Vì vậy, trong quá trình cải cách tư pháp, với tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW là đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Việc tranh tụng tại phiên tịa góp phần làm cho chất lượng áp dụng pháp luật để xét xử của Tòa án các cấp được nâng cao, hạn chế mức thấp nhất các bản án và quyết định của Tịa án có sai sót do lỗi chủ quan của Thẩm phán.
Thứ hai, đảm bảo giải quyết, xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm đúng
thời hạn theo quy định của pháp luật là yêu cầu quan trọng trong cơng tác của ngành Tịa án tỉnh Tun Quang; phải tổ chức thực hiện một số biện pháp như: Tiếp tục rà soát đánh giá đúng số lượng các vụ án quá hạn luật định để có kế hoạch động viên cán bộ, Thẩm phán tăng cường độ lao động, làm thêm
vào ngày thứ bảy và có chế độ bồi dưỡng thỏa đáng đối với cán bộ, Thẩm phán tích cực làm thêm và vượt định mức công việc được giao. Mặt khác, lãnh đạo các đơn vị phải tập trung quản lý, điều hành công việc, tăng cường cán bộ, biệt phái Thẩm phán, cán bộ cho những Tòa án cấp huyện và các Tịa chun trách có khối lượng cơng việc lớn nhưng thiếu cán bộ, Thẩm phán… sau khi đã áp dụng các biện pháp mà vẫn khơng giải quyết được thì phải báo cáo bằng văn bản với Tòa án nhân dân tối cao và đề xuất số lượng Thẩm phán cần phải bổ sung, biệt phái; cần nắm chắc số vụ án sắp hết thời hạn xét xử để đơn đốc và có biện pháp giải quyết kịp thời không để quá hạn xét xử. Đối với Thẩm phán để vụ án q hạn luật định mà khơng có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm nghiêm túc và có hình thức xử lý phù hợp.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án hình
sự sơ thẩm xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với tình hình địa phương. Mục tiêu là xây dựng cơ chế áp dụng pháp luật trong xét xử đảm bảo yêu cầu dân chủ, giản tiện, hiệu quả và minh bạch. Bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được quyền địi hỏi các thơng tin từ các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi luật định, có quyền thực hiện bất cứ những gì mà pháp luật khơng cấm để quyền năng tố tụng của các chủ thể tham gia tố tụng. Công tác xét xử vừa đảm bảo đúng pháp luật vừa phục vụ tình hình chính trị ở địa phương nhất là các vụ án hình sự có liên quan đến tơn giáo, các tranh chấp nhà đất liên quan đến chùa, cơ sở tơn giáo.
Ngồi ra, thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn đối với các vụ án hình sự sơ thẩm mang tính chất đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng đảm bảo hiệu quả về thời gian, ít tốn kém và đúng pháp luật.
Thứ tư, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về tổ chức của Tồ án có thẩm quyền
xét xử các vụ án. Hệ thống Toà án ở nước ta, trong đó có các tồ chun trách được tổ chức theo đơn vị hành chính cũng làm ảnh hưởng đến sự “độc lập” trong
xét xử của Tồ án. Do đó, việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử phải đảm bảo cấp xét xử sơ thẩm và cấp phúc thẩm độc lập với nhau chứ không phải là cấp trên và cấp dưới. Cách tổ chức hệ thống Toà án như hiện hành đã biến Tồ án thành hệ thống khép kín. Khắc phục hạn chế của pháp luật về tổ chức Tồ án có thẩm quyền xét xử cịn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng thẩm quyền xét xử sơ thẩm về cơ bản vẫn tổ chức theo hành chính lãnh thổ như hiện nay, nhưng có sự đổi mới là thành lập Toà án khu vực bằng việc gộp một số Tồ án cấp huyện lại. Theo mơ hình này, sẽ cho phép hình thành đội ngũ Thẩm phán ở quy mơ lớn hơn trong một Tồ án, chất lượng xét xử cao hơn, giảm sức ép cho Toà án cấp trên; đồng thời cũng hạn chế được sự dư thừa, sử dụng khơng hiệu quả nguồn nhân lực của Tồ án huyện hiện nay.