- Kiểm sát viên đối đáp với bị
2.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH
XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG
Những năm vừa qua, áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã đạt được những kết quả có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cả về chất lượng và số lượng án xét xử; các vụ án hình sự được đưa ra xét xử ln thể hiện sự nghiêm minh, chính xác góp phần to lớn vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân đã kịp thời trừng trị những hành vi phạm tội, đồng thời cũng răn đe, phòng ngừa tội phạm, giáo dục mọi cơng dân có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đều thực hiện đúng quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, với mục tiêu:
Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao [3, tr.2]. Các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những chủ thể áp dụng pháp luật của cơ quan Tòa án với ý thức chính trị và lập trường quan điểm vững
vàng đã áp dụng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự một cách kịp thời, chính xác, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Kết quả áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang cụ thể như sau: