Những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu về kinh tế: trong nh÷ng năm qua (2000 2007), kinh tế của tønh tiếp tục tăng trưởng khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường (Trang 56 - 62)

- Kiểm sát viên đối đáp với bị

2.3.1. Những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm

của tòa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang cho thấy Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được quán triệt và thực hiện một cách nghiêm túc trong tồn ngành. Ngành Tịa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức áp dụng pháp luật các phiên tịa hình sự sơ thẩm theo nội dung cải cách tư pháp để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người tiến hành tố tụng. Đặc biệt là nâng cao vai trò của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phiên tòa theo hướng mở rộng tranh tụng, tạo điều kiện cho bị cáo, luật sư và Kiểm sát viên thực hành quyền công tố được tranh luận, đối đáp đưa ra những chứng cứ bảo vệ quan điểm của mình. Trên cơ sở đó Hội đồng xét xử có thêm những căn cứ để ra quyết định, bản án chính xác, đúng quy định của pháp luật.

2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾTRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM CỦA TỊA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG

2.3.1. Những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật để xét xửcác vụ án hình sự sơ thẩm các vụ án hình sự sơ thẩm

Từ thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang những năm qua nhận thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được thì cịn có những hạn chế nhất định trong quá trình áp dụng pháp luật. Dưới đây là một số sai lầm, hạn chế cơ bản mà ngành Tòa án nhân dân tỉnh Tun Quang cịn sai sót, một số ví dụ cụ thể:

- Ví dụ về việc chủ thể áp dụng pháp luật có sai lầm trong áp dụng pháp luật, xét xử oan người vô tội:

Trong 05 năm (2007 - 2011), hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Tuyên Quang đã để xảy ra 03 bị cáo bị xét xử oan là có tội. Dưới đây là một bản án điển hình về sai lầm này:

Theo bản án hình sự sơ thẩm số 67/2009/HSST ngày 26/8/2009 của Tòa án nhân dân huyện Hàm Yên tuyên bố bị cáo Lưu Văn Hồ phạm tội Trộm cắp tài sản, bị cáo Hoàng Văn Hùng phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Theo bản án hình sự phúc thẩm số 82/2009/HSPT ngày 30/11/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang, chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, hủy bản án hình sự sơ thẩm nêu trên, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra, giải quyết theo thủ tục chung.

Nội dung vụ án: Ngày 19/11/2008 Lưu Văn Hồ bán cho anh Lý Văn Đào hai con trâu (gồm 01 trâu mẹ, 01 trâu con chín tháng tuổi). Cùng ngày, anh Đào bán lại con trâu con cho anh Chu Văn Thưởng với giá 3.400.000 đồng. Anh Thưởng thả con trâu nghé vào cùng đàn trâu của gia đình, thả ở trên đồi được ba ngày, đến ngày 22/11/2008 thì con trâu tự quay trở về đàn trâu của Hồ. Hồ phát hiện con trâu đã bán quay lại đàn trâu của mình nhưng khơng nói cho ai biết và vẫn chăn dắt con trâu đó. Đến ngày 30/11/2008, Hồ gặp và nói với Hùng: “Tơi có con trâu con bán đi nhưng nó quay lại xem có ni được thì ni, khi nào lớn bán chia nhau”. Hùng đồng ý và dắt trâu đến nhà bà Chu Thị Ngỗn nhờ ni hộ, bà Ngỗn đồng ý.

Đến ngày 06/12/2008 anh Thưởng phát hiện con trâu đang được nuôi ở nhà bà Ngỗn nên đã làm đơn đề nghị Cơng an giải quyết và con trâu đã được trả lại cho anh. Hội đồng định giá tài sản xác định con trâu nghé trọng lượng 127 kg, có giá trị là 3.810.000 đồng.

Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm kết án Lưu Văn Hồ về tội Trộm cắp Tài sản và Hoàng Văn Hùng về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là khơng đúng pháp luật. Bởi vì, Hồ khơng có hành vi lén lút chiếm đoạt con trâu của anh Thưởng mà do con trâu tự quay trở lại đàn trâu của Hồ. Hồ biết con trâu đó khơng cịn là tài sản của mình và biết có nghĩa vụ trả lại cho chủ sở hữu hoặc phải giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm nhưng đã khơng thực hiện nghĩa vụ đó. Do muốn chiếm đoạt con trâu nên hành vi của Hồ có dấu

hiệu của tội “Chiếm giữ trái phép tài sản” quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự. Đối với Hồng Văn Hùng, sau khi được Hồ kể lại sự việc, Hùng cũng đồng ý nuôi hộ con trâu nghé để khi lớn thì chia nhau là có dấu hiệu đồng phạm với Hồ về tội “Chiếm giữ trái phép tài sản”.

Tuy nhiên, tại thời điểm định giá ngày 24/12/2008, Hội đồng định giá kết luận con trâu có giá trị là 3.810.000 đồng, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự thì tài sản bị chiếm giữ phải có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng mới bị xử lý về hình sự. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (tháng 6/2009) thì việc chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng mới bị truy tố, xét xử. Do đó, hành vi của Hồ và Hùng chưa đủ yếu tố cấu thành tội “Chiếm giữ trái phép tài sản”.

Việc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại vụ án là khơng chính xác. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 251 Bộ luật tố tụng hình sự, Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố các bị cáo khơng phạm tội và đình chỉ vụ án.

- Ví dụ về việc kết án bị cáo chưa đúng theo quy định của pháp luật hoặc quyết định hình phạt chưa tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo:

Từ năm 2007 đến năm 2011, q trình áp dụng pháp luật của Tịa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Tuyên Quang đã để xảy ra 15 bị cáo bị kết án chưa đúng theo quy định của pháp luật, như kết án chưa đúng điều khoản, hình phạt…Dưới đây là các ví dụ điển hình về việc chủ thể áp dụng pháp luật quyết định hình phạt chưa tương xưng với hành vi của bị cáo:

+ Về việc quyết định hình phạt tù quá nặng: Bản án số 39/2010/HSST

ngày 17/12/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Phương (tức Dũng) 9 năm tù về tội “Giết người”; 5 năm tù về tội “Cướp tài sản”.

Nội dung vụ án như sau: Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 21/8/2010 Phương thấy bà Nguyễn Thị Xuyên (bà ngoại của Phương) đang nhặt cỏ vườn,

Phương biết bà Xuyên có tiền trong người nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Đến 9 giờ cùng ngày, Phương cầm 01 đoạn gậy gỗ đi vịng phía sau sang nhà bà Xuyên chờ đợi cơ hội. Khi bà Xuyên cúi khom người để lấy chiếc nồi ở nhà bếp thì Phương hai tay cầm gậy vụt mạnh một nhát vào bả vai phải bà Xuyên làm bà loạng choạng ngã nghiêng người dựa vào bếp, Phương dùng 2 tay luồn vào bên nách kéo bà Xuyên nằm xuống nền nhà bếp lục sốt, bà Xun kêu “Thằng Phương giết người”, thì Phương dùng tay phải bịt mồm, tay trái chẹn vào cổ, đồng thời dùng đầu gối chân trái tỳ vào giữa ngực bà Xuyên, được một lúc không thấy bà Xuyên động tĩnh gì, nghĩ là bà Xuyên đã chết, Phương lục trong cạp quần bà Xuyên thấy có nhiều tiền và 1 chùm chìa khóa, Phương lấy hết tiền dắt vào cạp quần rồi dùng 2 tay luồn vào bên nách kéo bà Xuyên lên đồi để giấu xác, kéo được khoảng 2m, Phương dừng lại cầm vào cổ tay bà Xuyên để kéo thì phát hiện tĩnh mạch vẫn đập, nghĩ bà Xuyên chưa chết Phương để bà xuống và dùng tay tiếp tục bóp cổ bà Xun thì nghe thấy có người đi xuống bếp, sợ bị lộ Phương bỏ trốn. Bà Xuyên được mọi người đưa đi cấp cữu kịp thời, hiện đã phục hồi sức khỏe và từ chối giám định sức khỏe.

Từ những tình tiết trên của vụ án cho thấy, xét hành vi phạm tội “Giết người” của bị cáo là xuất phát từ ý định chiếm đoạt tiền, bị cáo đã chuẩn bị gậy gỗ, phục sẵn, chờ cơ hội thuận lợi mới bất ngờ giáng gậy vào người bị hại khiến bà Xuyên gục tại chỗ thì bị cáo lục sốt lấy túi tiền. Như vậy là bị cáo thực hiện hành vi “Giết người” sau đó chiếm đoạt tài sản là phạm tội “Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Tịa án cấp sơ thẩm nhận định và áp dụng điểm e khoản 1 Điều 93 Bộ luật hìnhh sự, tình tiết “Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” là khơng chính xác. Xét hành vi “Cướp tài sản” sau khi dùng gậy gỗ bất ngờ tấn công làm người bị hại ngục tại chỗ, tưởng bị hại chết, bị cáo tiến hành lục soát lấy tài sản. Hành vi dùng gậy tấn công bị hại đã bị xử ở tội

“Giết người” nên không coi là bị cáo dùng hung khí nguy hiểm ở tơi “Cướp tài sản”. Do vậy, cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết định khung ở điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự là khơng chính xác, cần sửa lại theo nhận định trên mới đúng với tính chất, diễn biến và hành vi phạm tội của bị cáo và đúng với quy định của pháp luật. Vì vậy, Tịa án nhân dân tối cao, đã sửa bản án của cấp sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phương 3 năm tù về tội “Cướp tài sản”, giảm nhẹ cho bị cáo 2 năm so với cấp xét xử sơ thẩm.

+ Về việc quyết định hình phạt quá nhẹ cho hưởng án treo: Tại bản án số 142/2008/HSST ngày 17/11/2008 của Tòa án nhân dân huyện Sơn Dương tuyên phạt bị cáo Hoàng Dương Thái 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Nội dung vụ án: Khoảng 22 giờ ngày 01/6/2008, Thái khơng có giấy phép lái xe, điều khiển xe mô tô đi ở giữa đường với vận tốc khoảng 50 đến 55km/h, Thái phát hiện phía trước, cách khoảng 15 đến 20m có một xe mơ tơ đi ngược chiều (người điều khiển tên Giang), khi thấy xe mơ tơ trên láng sang đường, khơng có tín hiệu xin chuyển hướng, Thái nghĩ là xe chuyển hướng nên đã điều khiển xe sang phía trái đường theo chiều xe đi. Do không làm chủ tốc độ nên xe của Thái đã đâm vào bên trái xe Giang điều khiển, làm hai xe bị đổ. Thái và Giang bị thương được đưa đi cấp cứu, do vết thương quá nặng, anh Giang bị chết do vỡ lún hộp sọ, tổn thương nhu mô não.

Qua nội dung vụ án em thấy, bị cáo Thái khơng có giấy phép lái xe, khơng làm chủ tốc độ, điều khiển xe mô tô đi không đúng phần đường quy định, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật giao thông đường bộ, gây hậu quả rất nghiêm trọng làm anh Giang bị chết. Hơn nữa, người bị hại khơng có lỗi khi tham gia giao thơng nên cần phải tun phạt bị cáo hình phạt tù có thời hạn mới phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà bị cáo đã gây ra đối với người bị hại. Vì vậy, cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo hình phạt tù có thời hạn.

- Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng:

Bên cạnh việc chủ thể áp dụng pháp luật xét xử oan người vô tội và việc kết án chưa đúng theo quy định của pháp luật, trong những năm qua hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Tuyên Quang còn để xảy ra nhiều vụ án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Dưới đây là một ví dụ cụ thể về vi phạm này:

Bản án hình sự số 98/2009/HSST ngày 27/11/2009 của Tòa án nhân dân huyện Yên Sơn, xử phạt bị cáo Lê Văn Quyền 5 năm tù về tội Cố ý gây thương tích.

Nội dung vụ án: Ngày 26/6/2009, do mâu thuẫn từ trước nên Quyền đã dùng dao chém một nhát trúng vào tay trái của người bị hại (tên Ngọc), Ngọc kêu cứu và bỏ chạy, Quyền tiếp tục đuổi theo chém một nhát trúng vào tay phải Ngọc, Ngọc chạy ra sau nhà. Quyền vung dao chém tiếp trượt qua đầu Ngọc. Ngọc chống trả làm rơi dao của Quyền nên Quyền bỏ chạy. Kết luận giám định các thương tích trên gây tổn hại sức khỏe 43% tạm thời cho Ngọc.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, em thấy ngày 06/7 và ngày 21/10/2009, cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai của người bị hại nhưng do cán bộ Công an huyện Yên Sơn lập biên bản ghi lời khai, điều tra viên của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Yên Sơn không tiến hành lấy lời khai đối với người bị hại và những người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại Điều 35; 95; 125; 135 Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra tại Cơ quan điều tra là sơ sài, không làm rõ được ý thức chủ quan của bị cáo, hành vi của bị cáo dùng dao chém vào phần nào trên cơ thể người bị hại, chém như thế nào; không làm rõ được quan hệ giữa hành vi của bị cáo với hậu quả thương tích của người bị hại; khơng tiến hành thực nghiệm điều tra để xác định chính xác hành vi phạm tội của bị cáo là vi phạm quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự.

Do những vi phạm trên không khắc phục, bổ sung được nên cấp phúc thẩm đã tuyên hủy bản án trên để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung.

Ngoài những hạn chế cơ bản nêu trên trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang, thì cịn một số hạn chế, thiếu sót khác mà ngành Tịa án Tun Quang cần khắc phục ngay như xác định tư cách người tham gia tố tụng không đúng; tuyên truy thu sung công quỹ sai quy định; không khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam đối với bị cáo được hưởng án treo; một số bản án viết không đúng mẫu theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay việc rà sốt bản án cịn cẩu thả; quyết định mức bồi thường dân sự không đúng với quy định tại Bộ luật dân sự…

Như vậy, việc chủ thể áp dụng pháp luật để xảy ra kết án sai người vô tội, kết án không đúng theo quy định của pháp luật, kết án khơng tương xứng với tính chất và hành vi phạm tội, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng… sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử và uy tín của ngành Tịa án. Có rất nhiều ngun nhân của những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm, trong đó ngun nhân chính vẫn là do trình độ năng lực chuyên môn của chủ thể áp dụng pháp luật là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cán bộ ngành Tịa án cịn có những hạn chế nhất định chưa đáp ứng được yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu về kinh tế: trong nh÷ng năm qua (2000 2007), kinh tế của tønh tiếp tục tăng trưởng khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w