Tăng cường cơ sở vật chất, chế độ, chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán Tòa án

Một phần của tài liệu về kinh tế: trong nh÷ng năm qua (2000 2007), kinh tế của tønh tiếp tục tăng trưởng khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường (Trang 100 - 105)

- Kiểm sát viên đối đáp với bị

Thứ ba, sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử

3.2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, chế độ, chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán Tòa án

bộ, Thẩm phán Tòa án

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị có đề cập đến vấn đề tăng cường và đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp,

trong đó có cơ quan Tịa án: “Nhà nước bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước. Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi…” [3, tr.8].

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án nói chung và các vụ án hình sự sơ thẩm nói riêng của Tịa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang thì việc tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện làm việc là yêu cầu cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng đến nay kinh phí hoạt động của ngành Tịa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang còn khá eo hẹp, điều kiện trang thiết bị còn thiếu thốn, trụ sở làm viêc cịn khó khăn. Những ngun nhân trên làm ảnh hưởng phần nào đến hoạt động xét xử của ngành. Vì vậy, để hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các loại án được tốt hơn cần phải tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị làm việc cho ngành Tòa án theo hướng từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị làm việc, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xét xử như phương tiện đi lại; Hội trường xét xử; trang bị máy tính để bàn, máy tính cá nhân cho cán bộ cơng chức ngành…

Song song với việc tăng cường và đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho ngành Tòa án thì cần phải xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi đối với cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân theo hướng:

Tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp để cán bộ cơng chức Tịa án có mức thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống. Hơn nữa, việc cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp ngành cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành và là điều kiện để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao;

Có chính sách xây dựng nhà cơng vụ cho Tịa án các cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ, cơng chức Tịa án theo kế hoạch; Có chế độ bảo vệ cơng vụ và bảo đảm an ninh đối với Tòa án; Bảo

vệ cho cán bộ, cơng chức ngành Tịa án. Đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán.

Tóm lại, trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng về áp dụng

pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân; phân tích nguyên nhân kết quả đạt được và nguyên nhân của những hạn chế, sai sót trong cơng tác áp dụng pháp luật để xét xử của Tòa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang, luận văn đề ra quan điểm và giải pháp cho tiến trình áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang đảm bảo chất lượng, hiệu lực và hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu về chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực Nhà nước. Trong đó Nhà nước thơng qua Hội đồng xét xử đưa vụ án hình sự ra xét xử lần đầu theo một trình tự, thủ tục nhất định nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án để ban hành bản án, quyết định nhân danh Nhà nước phán xét một hành vi là tội phạm hay không phải là tội phạm, đồng thời quyết định trách nhiệm hình sự và các biện pháp tư pháp khác đối với người phạm tội.

Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự nói chung và áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm nói riêng của Tịa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua đã có những đóng góp vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức; góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh. Đồng thời, việc thực hiện tốt áp dụng pháp luật hình sự góp phần răn đe và phịng ngừa tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang vẫn cịn một số hạn chế, sai sót dẫn đến cấp phúc thẩm hủy án hoặc sửa án phần nào ảnh hưởng đến uy tín của ngành Tịa án. Có nhiều ngun nhân dẫn đến việc sai sót, từ ngun nhân khách quan, bên ngồi tác động vào đến những nguyên nhân chủ quan của Thẩm phán song nhìn chung đó đều là những bài học kinh nghiệm để từ đó ngành Tịa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đề ra những giải pháp tối ưu, phù hợp nhất nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và sai sót trong q trình áp dụng pháp luật góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm.

Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề cơ bản và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự; phát huy những ưu điểm đã đạt được đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết án. Từ nhận thức đó, lãnh đạo ngành Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã quán triệt và chỉ đạo toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ án bị sửa, bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội, đồng thời không bỏ lọt kẻ phạm tội; tiếp tục tăng cường bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơng chức ngành Tịa án.

Việc nghiên cứu đề tài áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự là vấn đề khơng cịn mới. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn đề cập đến vần đề áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang vẫn là đề tài mang tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao kiến thức áp dụng pháp luật cho đội ngũ cán bộ Tòa án, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách tư pháp. Trên đây, là đề tài tác giả chọn để viết, do khả năng nghiên cứu cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, q thầy, cơ giáo và bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu về kinh tế: trong nh÷ng năm qua (2000 2007), kinh tế của tønh tiếp tục tăng trưởng khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w