Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân ở tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu về kinh tế: trong nh÷ng năm qua (2000 2007), kinh tế của tønh tiếp tục tăng trưởng khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường (Trang 69 - 72)

- Kiểm sát viên đối đáp với bị

3.1.2. Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân ở tỉnh Tuyên

hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân ở tỉnh Tuyên Quang phải đảm bảo tính dân chủ, cơng khai; tính khách quan, tồn diện, khơng bỏ lọt tội phạm, khơng xử oan người vơ tội

- Tính dân chủ, cơng khai: Việc đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động

xét xử các vụ án hình sự nói chung và xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm nói riêng được thể hiện ở ba nội dung quan trọng: Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) [31, tr.8]; quyền của các tổ chức, cơng dân tham gia tố tụng hình sự (Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) [31, tr.10-11]; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong hoạt động (Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) [31, tr.13]; sự giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) [31, tr.13-14].

Chế độ xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân được coi là một trong những biểu hiện của tính xã hội, tính nhân dân của Tịa án. Cơ quan xét xử duy nhất, biểu tượng của nền công lý thuộc về nhân dân. Vì vậy, tất cả các hệ thống tố tụng hình sự, dù đó là hệ thống thẩm vấn hay hệ thống tố tụng tranh tụng, đều áp dụng chế độ xét xử có Hội thẩm hoặc Bồi thẩm đồn tham gia. Trong tố tụng hình sự với sự tham gia của Hội thẩm thì khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền nhau trong tất cả quá trình xét xử;

Tính dân chủ trong pháp luật hình sự được hiểu là tư tưởng về dân chủ trong việc quy định về tội phạm và hình phạt, đường lối xử lý, yêu cầu việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức và của công dân trong việc tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, của chính quyền địa phương

trong q trình phát hiện và xử lý tội phạm cũng như trong công tác giáo dục và cải tạo người phạm tội. Đây chính là tư tưởng về dân chủ trong pháp luật thực định, cũng như trong giải thích và trong thực tiễn áp dụng phạp luật hình sự của nước ta. Để đảm bảo, thực hiện tốt tính dân chủ những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong cơ quan Tòa án cần phải bảo vệ và tôn trọng quyền dân chủ của công dân, kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng đúng và đầy đủ các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm và hình phạt. Đảm bảo cho quần chúng nhân dân có thể tự mình hay thơng qua các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội tham gia vào việc xây dựng, giải thích áp dụng pháp luật hình sự vào cơng tác đấu tranh, chống và phịng ngừa tội phạm.

Tính dân chủ thơng qua hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân cịn được thể hiện ở việc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật: “Tố tụng hình sự tiến hành theo ngun tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật” [31, tr.5]. (Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003).

Dân chủ cịn được thể hiện ở sự bình đẳng trong tranh tụng giữa các bên buộc tội và gỡ tội. Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi sự hiện diện các bên

trong tố tụng: Bên buộc tội và bên gỡ tội, theo đó, Cơng tố viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự là bên buộc tội; bị cáo hoặc luật sư hay người đại diện hợp pháp cho bị cáo thực hiện chức năng của bên gỡ tội. Đồng thời, nguyên tắc tranh tụng đặt ra vấn đề bảo đảm quyền tự do trình bày chứng cứ. Các quy định hiện hành trong tố tụng hình sự mới chỉ đề cập đến “quyền đưa ra chứng cứ”, “quyền tranh luận dân chủ” trước Tòa án của những người tham gia tố tụng bằng cách liệt kê chứ không phải là quyền của hai bên trong tố tụng và coi đó là nội dung của ngun tắc bình đẳng

trước Tịa án mà khơng phải là ngun tắc tranh tụng, bởi vì bình đẳng chỉ tồn tại khi có hai bên trong tố tụng và bình đẳng, kể cả khi có nó, cũng chỉ là một nội dung của nguyên tắc tranh tụng. Để thực sự dân chủ, bình đẳng khi tranh tụng, Hội đồng xét xử phải đúng là trọng tài để phán xét đúng sai khi các bên đã kết thúc tranh luận.

Để đảm bảo cho việc xét xử có hiệu quả giáo dục cao, thu hút đơng đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng và chống tội phạm, Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật phải đảm bảo cho việc xét xử được tiến hành công khai, mọi người dân đều có quyền tham dự phiên tịa. Điều đó, được thể hiện tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “Việc xét xử của Tịa án được tiến hành cơng khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định” [31, tr.8]. Trong thực tế, khi Tịa án xét xử có một số vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhiều người muốn tham dự phiên tịa vì vậy Tịa án cần phải bố trí hội trường xét xử rộng rãi hoặc hội trường xét xử ngoài trời. Cần trang bị đầy đủ hệ thống âm thanh loa đài, sử dụng màn hình rộng để tường thuật trực tiếp mọi diễn biến tại phiên tòa. Ngồi ra, Tịa án cần tổ chức những phiên tịa lưu động tại nơi xảy ra vụ án để nhân dân được tham gia đông đảo, chứng kiến trực tiếp và giám sát sự phán quyết của Tòa án đối với người phạm tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Thực hiện tốt việc xét xử cơng khai góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người dân, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động xét xử của Tòa án. Thực hiện tốt nguyên tắc xét xử cơng khai cịn có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan Tịa án nói chung, của cá nhân Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nói riêng trước quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tịa án xét xử kín, nhưng phải tun án cơng khai.

- Tính khách quan, tồn diện: Tịa án là cơ quan xét xử của nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi xét xử Tịa án khơng nhân danh mình mà nhân danh Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay khơng kết tội bị cáo. Vì thế, Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “ Khơng ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” [31, tr.6]. Hoạt động xét xử là hoạt động có tính đặc thù và chỉ do Tịa án thực hiện, quyết định của Tịa án được đặc trưng bởi tính “dứt điểm” của nó. Do đó yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ; đúng người đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội.

Một phần của tài liệu về kinh tế: trong nh÷ng năm qua (2000 2007), kinh tế của tønh tiếp tục tăng trưởng khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w