1.2. Tổng quan về người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
1.2.3. Đặc điểm văn hóa mưu sinh
1.2.3.1. Tập quán trồng trọt
Người Tày cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng được thiên nhiên ưu đãi với các cánh đồng màu mỡ rất thuận lợi cho canh tác lúa nước. Vì vậy, nơng nghiệp của người Tày đạt tới trình độ khá cao.
Người Tày gọi ruộng là “nà”. Ruộng của người Tày có nhiều loại: Thứ nhất là ruộng nước (nà nặm), đây là loại ruộng có nước tưới tiêu quanh năm có thể làm được hai vụ lúa hoặc một vụ lúa, một vụ màu cho năng xuất cao. Tuy nhiên, ruộng này cũng có ít ở gần sơng suối, khe, mương. Ngày nay, hệ thống thủy lợi phát triển do đó loại ruộng này được bà con mở rộng ngày càng nhiều. Thứ hai là ruộng khô (nà lẹng) được người Tày khai thác trên vùng đất cao, xa nguồn nước hoặc là ruộng bậc thang trên sườn đồi. Loại ruộng này phải phụ thuộc vào nước mưa vì vậy chỉ làm được một vụ hoặc xen canh một vụ lúa, một vụ ngô, khoai, đỗ vào mùa khô. Do phải phụ thuộc nước nên năng xuất khơng cao thậm chí khơng đảm bảo thời vụ. Thứ ba là ruộng bùn (nà pùng) là ruộng nằm dưới thung lũng, cạnh mương, nước ln chảy và ngấm vào do đó chằm và thường bị chua nên phải có kĩ thuật cải tạo, nếu không năng xuất sẽ rất thấp.
Để đảm bảo cho thâm canh lúa, người Tày rất chú ý đến công tác làm thủy lợi. Hệ thống phai mương, đắp đập lấy nước tưới cho ruộng đồng đạt trình độ khá cao đặc biệt là người Tày đã biết sáng tạo ra những chiếc cọn nước để đưa nước từ khe suối lên ruộng bậc thang, đảm bảo cho lúa phát triển tốt.
Dù là ruộng nước hay ruộng khơ thì kĩ thuật canh tác của người Tày được tiến hành các bước như sau: đất được cày ải, cày đi bừa lại nhiều lần, bón lót phân và đắp bờ giữ nước. Đối với ruộng mạ thì được bừa kĩ hơn đến khi nào bùn
nhuyễn. Người Tày thường cấy hai loại lúa đó là lúa nếp và lúa tẻ với giống ngắn ngày và dài ngày.
Ngày nay cùng với các kĩ thuật canh tác và các cộng cụ truyền thống thì nhiều gia đình Tày đã mua sắm máy bơm nước, máy cày bừa, máy gặt… vừa góp phần giải phóng sức lao động vừa cho năng xuất cao.
Bên cạnh canh tác lúa nước thì nền nơng nghiệp nương rẫy cũng đóng một vai trị đáng kể trong đời sống của người Tày. Nương rẫy là một hình thức sản xuất cổ truyền gắn với quá trình du canh du cư của các cư dân sống ở miền núi nói chung. Nương rẫy có hai loại: nương có độ dốc cao và nương có độ dốc vừa phải. Canh tác loại nương rẫy này phải tuân theo các bước sau: phát, đốt, làm đất, trồng trỉa, làm cỏ, thu hoạch. Trên nương rẫy đồng bào thường trồng các loại cây như: lúa, ngô, khoai sắn, đậu đỗ và trồng thêm cả rau xanh hay vừng…
Ngồi ra mỗi gia đình người Tày đều có vườn ở cạnh nhà hay ven đường, ven suối trồng rau và cây ăn qủa.
1.2.3.2. Tập quán chăn nuôi
Về chăn nuôi, người Tày thường chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, họ chăn ni các đại gia súc lớn như: trâu, bò để lấy sức kéo, ngựa để thồ hàng và làm phương tiện vận chuyển còn lợn, dê để lấy thịt và ni chó để giữ nhà, đi săn. Các loại gia cầm như: gà, vịt, ngan ngỗng thì gia đình nào cũng có để phục vụ cho việc cúng tế cũng như ăn uống hằng ngày. Thậm chí nhiều gia đình ở vùng thấp họ còn đào ao thả cá. Ao cá của người Tày thường là lấy nguồn nước chảy tự nhiên vào thông qua mương máng.
Bên cạnh nghề trồng trọt và chăn ni thì săn bắt, hái lượm, đánh cá vẫn đóng một vai trị tích cực trong đời sống của người Tày. Thiên nhiên ưu đãi do đó bên cạnh các sản phẩm họ làm ra, thực phẩm từ thiên nhiên vẫn góp phần bổ sung vào ăn uống hằng ngày cũng như nguồn dược phẩm quý. Hái lượm là hình thức kinh tế chiếm đoạt, mang tính chất nguyên thủy thô sơ. Tùy theo mùa mà người ta hái nhặt các loại rau rừng, nấm, măng, củ quả… về ăn tươi hay dự trữ. Người Tày có kinh nghiệm săn bắt thú rừng khá cao. Vũ khí chính là nỏ và súng kíp tự chế hay các loại bẫy…
Đánh bắt cá cũng là một hoạt động kiếm sống mang tính tự nhiên. Họ đánh bắt cá ở khe suối, sông, hồ. Đồng bào sử dụng các dụng cụ đơn giản như đơm, đó hay các cơng cụ như chài, lưới và dùng thuyền bè, mảng… Các loại cá, ba
ba, lươn, trạch, cua ốc, ếch nhái được họ đánh bắt để cải thiện bữa ăn hằng ngày.
1.2.3.3. Nghề thủ công
Để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày, người Tày cịn có các nghề thủ cơng nghiệp khá phát triển góp phần tạo cơng ăn việc làm, coi như nghề phụ trong gia đình. Ở Người Tày có các nghề phổ biến như: nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề mộc. Trồng bông, dệt vải là nghề cổ truyền hình thành từ lâu đời để làm trang phục. Nghề đan lát của người Tày chủ yếu tạo ra các sản phẩm phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt gia đình như: phên, cót, dần sàng, bồ, giỏ, dậu… được làm từ mây, tre, giang, nứa… Đối với phụ nữ thì dệt vải và đan lát được coi là tiêu chí để xem có khéo léo khơng, nội trợ giỏi khơng. Nghề mộc của người Tày đạt trình độ khá cao xuất phát từ nhu cầu xây dựng nhà cửa với những dụng cụ đơn giản như: rìu, đục, cưa.