2.2. Nghi lễ cưới xin
2.2.4. Lễ cưới chính thức
Từ khi ăn hỏi đến khi cưới thường cách nhau từ 2 tháng đến 12 tháng. Người Tày kiêng tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch vì đó là tháng ngâu, mưa nhiều, tháng 4, tháng 5 là tháng xấu cho việc cưới xin, tháng 9 người Tày cho là tháng không hạnh phúc... Theo tập quán, người Tày luôn coi trọng việc xem ngày, giờ tổ chức đám cưới đặc biệt là giờ đón dâu cũng như giờ cơ dâu bước vào nhà chồng vì người Tày cho rằng ngày giờ tốt thì đơi vợ chồng sẽ sống hạnh phúc, con cái đông đúc...
Đối với lễ cưới của người Tày, Quan lang và Pá mè có vai trị rất quan trọng vì đó là người thay mặt cho bố mẹ hai bên thưa gửi khi đón và đưa dâu. Để chuẩn bị cho việc tổ chức đám cưới, nhà trai chọn một người đàn ông đứng tuổi có uy tín trong cộng đồng, hiểu biết phong tục tập quán, nhanh nhẹn trong ứng khẩu để làm quan lang. Trong các nghi lễ đón dâu, quan lang phải ứng khẩu khéo léo cho nhà gái thuận lòng.
Pá mè là người phụ nữ thay mặt bố mẹ cô dâu thực hiện các lễ nghi trong đám cưới của người Tày. Người được chọn làm “Pá mè” trước tiên phải là người đứng tuổi, uy tín trong vùng đồng thời phải đứng đắn, lịch sự, có khả năng ứng đối, am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Ngồi ra, người phụ nữ đó cũng phải có chồng, gia đình hạnh phúc, con cháu thảo hiền.
2.2.4.1. Các nghi thức đám cưới bên nhà gái
Trước khi đón dâu 1 ngày, nhà trai tiến hành “gồng gánh” lễ vật sang nhà gái. Lễ vật đã được hai bên gia đình thoả thuận từ lần ăn hỏi trước, tuỳ vào hồn cảnh gia đình mà có số lượng lễ vật khác nhau nhưng nhất thiết phải có: trầu cau, rượu, thịt lợn, gạo nếp, gạo tẻ, 2 đôi gà trống thiến thể hiện sự giàu có và sang trọng, và tiền mặt được gói trong giấy đỏ để đặt lên bàn thờ tổ tiên. Có trường hợp, thấy điều kiện kinh tế nhà trai khó khăn, nhà gái chỉ thách cưới một ít gọi là có, để tránh tiếng là “con mình theo khơng người ta”.
Trong truyền thống, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu... dùng làm cỗ mời họ hàng, làng xóm. Do đó, mọi người tới dự lễ cưới bên nhà gái trước đây khơng phải mừng tiền vì họ cho rằng nhà gái đã được nhà trai mang lễ vật sang để lo liệu cưới gả cho con gái nhưng nhà trai thì được nhận tiền mừng vì để gia đình lo lấy dâu.
Sáng hơm sau, đến giờ tốt nhà trai sang đón dâu, đồn đón dâu gồm quan lang và một vài người là anh em, họ hàng cũng như bạn bè của chú rể, nhà trai thường đi lẻ về chẵn. Với người Tày, bố mẹ khơng được đi đón con dâu.
Khi đoàn nhà trai đến đầu làng, nhà gái cử một nhóm các cơ gái trẻ căng một sợi dây hoặc một băng vải ngang lối vào nhà và hát bài hát với ý chất vấn:
các vị là ai, đi đâu, qua đây làm gì, đây là cửa cấm, muốn đi qua phải nói rõ lý do... Thấy vậy, nhà trai phải hát đáp lại, nêu rõ lý do và yêu cầu mở đường cho đi qua. Đây được coi là một cuộc so tài đầu tiên về đối đáp giữa hai bên gia đình. Cũng có một vài đám cưới phải hát hai, ba bài mới đi qua được, đại diện nhà trai không hát đối đáp được thì phải đặt tiền để xin qua đường.
Vượt qua được chặng căng dây chặn đường, tiếp đến đồn đón dâu lại gặp các chướng ngại vật chặn giữ cửa, đó là khi đồn nhà trai đến cầu thang, nhà gái thường đặt cái mâm, chậu nước, chổi quét nhà, sọt, đòn gánh... trên các bậc cầu thang lên nhà. Đồn nhà trai có thể lách để đi qua nhưng họ khơng làm vậy vì sợ nhà gái chê cười là không lịch sự nên quan lang phải thưa và hát một bài hoặc đặt chút tiền vào đó để nhà gái cất các chướng ngại vật cho đoàn đón dâu lên nhà.
Sau khi đồn nhà trai ngồi ổn định, đại diện nhà gái sẽ đi mời rượu và mời nước, hỏi thăm đoàn nhà trai đi đường có vất vả khơng và cảm ơn sự có mặt đúng giờ của nhà trai. Tiếp đến, đại diện nhà gái ngồi nói chuyện hỏi thăm họ hàng hai bên. Trong thời gian này chú rể và hai phù rể sẽ bày các lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị mang sang gồm: 2 con gà chín, 2 gói sơi, 2 chai rượu, trầu cau được gói trong giấy đỏ buộc bằng hai dây lạt đỏ và 2m vải đen (rạm
khơy). Trường hợp cơ dâu cịn có anh trai hoặc chị gái chưa lập gia đình thì
phải chuẩn bị một tấm khăn nhuộm màu hồng cho anh, chị để tỏ ý xin anh chị cho phép em được đi xây dựng gia đình trước. Người tặng chiếc khăn không phải là cô dâu mà là chú rể, tấm khăn hồng đó với ý nghĩa cầu chúc cho anh, chị lời chúc tốt đẹp và sớm có hạnh phúc. Sau khi mâm lễ được xếp xong thì quan lang sẽ hát bài giao lễ cho nhà gái, trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và bà con trong làng bản. Sau đó, nhà gái nhận lễ và bê lễ đặt trước bàn thờ tổ tiên để đại diện nhà gái thắp hương, thông báo với ông bà, tổ tiên đã nhận lễ của nhà trai.
Lễ dâng tấm vải ướt khô (Rạm khơy): Trước khi làm lễ đón dâu, chú rể phải
thực hiện một nghi lễ quan trọng là lễ dâng tấm vải ướt khô mà chú rể đã chuẩn bị. Nghi lễ này được tiến hành trước bàn thờ tổ tiên, hai tay chú rể nâng tấm vải lên cho mẹ vợ. Gia đình nào người mẹ khơng cịn nữa thì tấm vải này sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, trước vong hồn người mẹ. Nghi lễ này thể hiện sự thành kính cảm ơn người mẹ vợ đã sinh thành, dưỡng giục cơ gái. Người Tày có tục truyền rằng: “Ngày xưa khó khăn, cha mẹ nghèo nên khi sinh con khơng có tã lót cho con nên người mẹ phải đón con trên tà áo chàm và có một vài chiếc tã thì những ngày trời mưa, âm u, tã không kịp khô, người mẹ phải ủ tã ướt để có tã khơ đắp cho con”. Có thể thấy rằng, nghi lễ này có ý nghĩa vơ cùng to lớn, thể hiện lịng hiếu thảo của con cái đối với cơng sinh thành giáo dưỡng của cha mẹ. Vì vậy, tấm vải này là lễ vật không thể thiếu khi dẫn lễ sang nhà gái. Khi chú rể dâng tấm vải ướt khơ thì quan lang nhà trai trịnh trọng hát bài: “Dâng tấm vải ướt khô” [PL.4.2, tr.142].
Lễ xin đón dâu (Tón lụa): Đây là lễ rất trang trọng, cuối cùng trong các nghi
lễ bên nhà gái. Khi nhà trai dùng bữa cùng nhà gái xong, sắp đến giờ đón dâu như đã định thì quan lang sẽ hát bài xin dâu. Nội dung bài xin dâu là cám ơn sự đón tiếp chu đáo của nhà gái, xin phép ông bà, cha mẹ, họ hàng cho phép nhà trai được đón cơ dâu về nhà chồng. Sau khi cô dâu chuẩn bị xong trang phục, đồ dùng thì quan lang hát bài xin dâu chính thức.
Nội dung như sau: Khói so mừa quan lang, pá mè, típ giợ chọn đáy giợ đáy
nhạc, paac giợ chọn đáy giợ đáy nây. Rặp lụa mựa tàng quẩy đáy lọt, vừa pây vừa nhặt jóoc chảng tạng. Tua khói lo nhở nhàng tạng khơng, họ hàng nhằng nhằng đổng du thá. Lặp lụa mừa ngòi, ná chầm khủa.
Tạm dịch: Tôi là quan lang đại diện nhà trai, chúng tôi xin phép được ra về. Mười giờ mới chọn được một giờ đẹp, trăm giờ mới chọn được giờ này. Vì đường xa nên chúng tơi xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng. Vừa đi vừa hái hoa dọc đường nên chúng tôi lo lắng đường xa sẽ không về nhà đúng giờ. Họ hàng bên nhà trai vẫn cịn đợi cơ dâu về. Gặp cô dâu vừa là để xem mặt vừa là để chúc phúc.
Sau đó, cơ dâu và chú rể bái lạy tổ tiên. Cơ hoặc dì sẽ đội nón cho cô dâu thể hiện sự che chở của gia đình cũng như tránh ma cho cơ dâu về nhà chồng. Đoàn đưa dâu của nhà gái thường đi chẵn về lẻ, gồm có: pá mè, phù dâu và một số người họ hàng, bạn bè gánh đồ của cơ dâu. Tuỳ theo từng hồn cảnh gia đình mà bố mẹ cô dâu chuẩn bị của hồi môn nhiều hay ít. Của hơi mơn thường có: 1 vài bộ quần áo, 1 hòm gỗ, 1 chăn chiên, vài cái chậu đồng, 1 cái nón và con dao làm dụng cụ lao động khi về nhà chồng.
Theo tục lệ của người Tày, từ khi bước chân xuống cầu thang theo chú rể về nhà chồng cô dâu không được quay mặt lại vì người Tày mong muốn cơ dâu có cuộc sống trọn vẹn cịn nếu nhìn lại khi sang nhà chồng sẽ gặp nhiều chắc trở, cuộc sống vợ chồng sẽ không được hạnh phúc.
2.2.4.2. Các nghi thức đám cưới bên nhà trai
Giờ cô dâu bước vào nhà chồng cũng phải là giờ tốt đã được nhà trai xem trước đó với mục đích để đơi vợ chồng được may mắn, hạnh phúc. Khi đưa dâu về đến nhà, người con trai sẽ lên cầu thang trước để dẫn vợ vào nhà và cũng thể hiện sự làm chủ, lo toan của chồng trong gia đình. Mẹ chồng ra dắt cô dâu vào nhà, cô dâu bước lên cầu thang 3 bậc thì mẹ chồng cũng bước theo sau “nhằm tỉn” với mong muốn sau này con dâu nghe lời bố mẹ chồng, làm ăn chăm chỉ.
Đoàn nhà gái lên nhà và ngồi ở gian ngoài cùng. Nhà trai bê khay nước ra mời, các nghi lễ mời nước, mời rượu cũng được tiến hành theo trình tự nghi lễ như bên nhà gái. Chỉ khác lúc này nhà gái là khách, nhà trai là chủ. Bên nhà trai có hai nghi lễ quan trọng khi cơ dâu về nhà chồng đó là lễ cơ dâu bái tổ tiên, họ hàng và lễ nộp dâu.
Lễ cô dâu bái tổ tiên (Lụa khấu lệ tiên đường): Khi đại diện nhà trai xin cô
dâu ra bái tổ tiên họ hàng. Đại diện nhà gái sẽ đưa cô dâu ra ngồi trước bàn thờ tổ tiên. Cô dâu ngồi giữa, hai phù dâu ngồi hai bên. Trước sự chứng kiến của đông đảo họ hàng nhà trai, quan lang sẽ thắp hương trình báo tổ tiên về cơ con dâu mới của gia đình. Sau đó, cô dâu bái tổ tiên 3 lạy để xin được nhận làm con dâu vào họ hàng nhà trai (theo trình tự vai vế như khi chú rể lễ bái bên nhà cô dâu) [PL.2, A.4, tr.134].
Lễ nộp dâu (Lụa khấu puồng): Sau lễ bái tổ tiên, đại diện nhà gái, sẽ hát bài
“nộp dâu” cho nhà trai: Từ nay cô dâu sẽ thuộc người của họ nhà trai, chịu sự răn dạy của nhà chồng theo tập tục. Cô dâu tặng ông bà, bố mẹ chồng mỗi người một chiếc gối làm bằng vải tự dệt.
Khi thực hiện xong các nghi thức, cô dâu vào buồng ăn cơm cùng phù dâu và pá mè. Sau khi ăn xong, họ hàng hai bên gia đình và nam nữ thanh niên tổ chức hát đối đáp giao duyên, họ hát thâu đêm suốt sáng để chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Sáng hôm sau, nhà gái xin phép ra về. Đại diện nhà gái cảm ơn sự đón tiếp của nhà trai, quan lang nhà trai cũng đáp lại, chúc nhà gái đi đường may mắn. Nghi lễ cưới kết thúc, nhà trai phải biếu cho quan làng và pá mè 1 chân giò lợn thay cho lời cảm ơn đã giúp đỡ gia đình thực hiện các nghi lễ cưới cho hai con mình.