Chức năng giáo dục

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)

2.4. Chức năng của nghi lễ vòng đời

2.4.3. Chức năng giáo dục

Tìm hiểu về nghi lễ vịng đời có nghĩa là tìm hiểu những đặc trưng văn hóa tộc người, đó là phong tục tập qn, là khn mẫu ứng xử được tích lũy trong q trình sống của người Tày, nó góp phần hình thành nhân cách, lối sống, ứng xử trong cộng đồng. Do đó, nghi lễ vịng đời có chức năng giáo dục vì mỗi thành viên trực tiếp thụ lễ và tham dự nghi lễ trong không gian thiêng đều tiếp nhận các chuẩn mực đạo đức của cộng đồng một cách dễ dàng. Cụ thể đó là mỗi nghi lễ đều hướng dẫn cho người thụ lễ và người tham dự cần làm gì với vai trị mới như chuẩn mực đạo đức được cộng đồng thừa nhận.

Với lễ cúng Mụ hay lễ đầy tháng, người Tày mong muốn đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, cha mẹ mặc dù đứa trẻ đó chưa ý thức được bản thân mình nhưng thơng qua nghi lễ này gia đình mong muốn con cháu chăm ngoan, biết nghe lời khi lớn lên.

Tính giáo dục cũng được thể hiện rất rõ trong quan niệm, các nghi thức, lễ vật... của nghi lễ cưới xin. Đối với người Tày, một cơ gái có thai trước khi cưới là điều đáng xấu hổ, đơi nam nữ đó cùng gia đình sẽ bị cả làng phạt vạ. Cơ gái đó sẽ bị cạo đầu, bơi vơi. Đây là một cách giáo dục đối với những cặp nam nữ thanh niên khác để họ không mắc phải sai lầm tương tự.

Lễ cưới đánh dấu một bước ngoặt mới cho đôi bạn trẻ, với vai trị người chồng, người vợ. Vì vậy, trong nghi lễ cưới, các bậc sinh thành luôn giáo dục, nhắc nhở đơi bạn trẻ cần sống có trách nhiệm, bổn phận vun đắp, xây dựng hạnh

phúc cũng như cần có bổn phận với gia đình hai bên nội ngoại và trách nhiệm làm cha làm mẹ trong tương lai. Trước khi cô dâu về nhà chồng, đại diện nhà gái có thể là ơng bà hoặc bố mẹ có đơi lời phát biểu khi con gái về nhà chồng, đó là căn dặn về trách nhiệm làm dâu thảo, vợ hiền, chăm lo cho gia đình nhà chồng. Đây là những lời căn dặn rất có ích với đơi bạn trẻ.

Lễ dâng tấm vải ướt khô (Rạm khơy) của chàng rể đối với mẹ vợ có tính giáo dục cao. Nó thể hiện sự thành kính của con rể đối với mẹ cơ dâu đã có cơng sinh thành, nuôi dưỡng cô con gái. Điều này, cũng nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với bố mẹ vì đã vất vả sinh thành, giáo dưỡng.

Tang ma chắt lọc được phần tinh hoa của đạo hiếu, suy rộng ra là nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Hiếu là cái gốc của mọi đức tính. Người ta thường quan niệm việc hiếu là việc đối với người chết, nói tới hiếu là chỉ việc tang lễ [45, tr.40]. Lễ tang là sự biểu hiện mối quan hệ giữa người sống với người chết, nói cách khác là thái độ của người ta trước một hiện tượng tự nhiên là sự chết [11, tr.237].

Việc con cháu tổ chức lễ tang chu đáo cho bố mẹ thể hiện đạo hiếu của con cháu đối với người đã khuất. Với một không gian thiêng, mỗi người tham dự nghi lễ tang ma đều trong trạng thái xúc động, họ thấy rằng cuộc đời thật ngắn ngủi do đó con cái phải sống có hiếu với bố mẹ, ơng bà. Đó là cần phải sống có trách nhiệm với người thân trong gia đình bằng cách điều chỉnh hành vi cũng như ứng xử tốt với mọi người.

Như vậy, nghi lễ vịng đời đã góp phần giáo dục con người, nó đã khắc sâu vào trong mỗi người về những quy định, chuẩn mực giá trị, về bổn phận của mình mà cộng đồng đúc kết trong quá trình sống.

2.5. So sánh nghi lễ vòng đời người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh

Thái Nguyên với nghi lễ vòng đời người Tày ở huyện Sơn Dương, tỉnh

Tuyên Quang

Phía Tây của huyện Định Hóa giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là hai huyện nằm trong chiến khu Việt Bắc và là nơi tập trung đông người Tày sinh sống. Với vị trí địa lý tiếp giáp nhau, văn hóa người Tày cũng

có những nét chung thơng qua sự giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, người Tày của hai huyện cũng có những đặc trưng văn hóa riêng.

Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi thấy rằng nghi lễ vịng đời người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có khá nhiều điểm tương đồng với nghi lễ vòng đời người Tày ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Chính sự tiếp giáp nhau về vị trí địa lý, giao thơng thuận lợi nên các xã lân cận ở khu vực này vẫn có những mối quan hệ qua lại với nhau. Tuy nhiên, nghi lễ vòng đời người Tày ở huyện Định Hóa vẫn có đặc trưng riêng, khác biệt với nghi lễ vòng đời người Tày ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)