2.1. Nghi lễ sinh đẻ và nuôi con
2.1.1. Quan niệm về sinh đẻ của người Tày
Từ truyền thống cho tới nay, người Tày ở Định Hóa ln coi trọng và quan tâm tới sinh đẻ nhằm bảo tồn nòi giống. Với một cặp vợ chồng, sau khi xây dựng gia đình thì điều mong mỏi của gia đình, họ hàng và bản thân đơi vợ chồng đó là sinh con. Điều này được người Tày đúc kết qua câu tục ngữ: „„Bấu mì lục lẻ thua, Bấu
mì phủa lẻ hèn‟‟, có nghĩa là khơng có con thì thua, khơng có chồng thì hèn. Do
đó, con gái phải lấy chồng, sinh con, được làm mẹ mới danh giá.
Người Tày quan niệm rằng, sinh đẻ là để có người nối dõi tổ tiên cũng như có chỗ nương tựa khi về già. Nếu con dâu cả, trưởng tộc sinh con nối dõi để lo việc của dịng họ thì các con thứ cũng vậy và để bảo vệ giống nịi. Vì vậy, gia đình hiếm con thường rất lo lắng khơng có người nối dõi tổ tiên mình. Trong trường hợp này họ phải nhận con nuôi.
Tuy nhiên, sinh đẻ phải dựa trên cơ sở hôn nhân hợp pháp và luật tục của người Tày cơng nhận. Có nghĩa là đứa trẻ ra đời phải có bố và nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Các trường hợp chửa hoang đều bị họ hàng, cộng đồng làng xóm lên án cho rằng đó là người hư hỏng, bất hiếu với cha mẹ, có tội với ơng bà, tổ tiên, dân bản thậm chí bị cạo đầu bơi vơi rồi thả trơi sơng.
Với những phụ nữ có chồng khơng có khả năng sinh đẻ, khơng có người nối dõi cho gia đình chồng, họ phải chịu nhiều đau khổ đó là sự coi thường, khinh bỉ của nhà chồng, vai trị của họ trong gia đình giảm sút cũng như không được thực hiện thiên chức làm mẹ.
Người Tày ln coi trọng con trai, khi gia đình nào sinh con gái thì họ sẽ sinh thêm cho tới khi có con trai để duy trì nịi giống, có người thờ cúng tổ tiên. Từ thực tế điền dã, tác giả thấy rằng không chỉ xã hội truyền thống mà ngay cả thời
nay cũng vậy nhưng cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Ví dụ như nhà ơng Ma Văn Bình (xóm Dạo 1, xã Bộc Nhiêu) sinh hai cô con gái nên tiếp tục sinh đến con thứ 4 mới có con trai. Tuy nhiên, trong trường hợp khơng có con trai người Tày lấy rể đời để có người thờ cúng ông bà tổ tiên, ví dụ trường hợp ở rể đời là ơng Ma Văn Dũng ở xóm Rịn 1, xã Bộc Nhiêu lấy bà Ma Thị Bách con ông Ma Dỗn Thách ở xóm Dạo 1, xã Bộc Nhiêu.
Có thể thấy rằng, sinh đẻ là một nhu cầu chính đáng của mỗi người nhằm duy trì nịi giống cũng như phụng dưỡng bố mẹ khi về già và thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, việc sinh đẻ, ni con của người Tày có các nghi lễ nhất định chứa đựng các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh nhằm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Tày.