2.2. Nghi lễ cưới xin
2.2.5. Nghi lễ sau đám cưới
2.2.5.1. Lễ lại mặt (Tèo tỉn)
Sau khi cưới một ngày, đôi vợ chồng trẻ người Tày sẽ về thăm gia đình bố mẹ vợ. Trước khi về lại mặt, con dâu phải dậy sớm đun nước lá cây cho vào thau đồng mà cô dâu đã sắm theo khi sang nhà chồng và đặt ở giàn trước cửa để các bậc trên gia đình chồng rửa mặt. Nó thể hiện sự hiếu thảo, tôn trọng bậc trên của cơ con dâu mới khi tới gia đình chồng. Sau khi rửa mặt xong, mọi người thả một đồng bạc trắng vào chậu như là tiền lộc cho cô con dâu mong rằng sẽ là dâu thảo vợ hiền của gia đình. Sau đó đơi vợ chồng xin phép gia đình nhà chồng về lại mặt.
Lễ vật mà đôi vợ chồng trẻ mang theo sang nhà gái là 1 con gà, 1 gói xơi, 1 chai rượu và trầu cau được gói trong một tờ giấy đỏ có buộc hai chiếc lạt màu đỏ. Cùng đi với đơi vợ chồng trẻ có một hoặc hai người bạn của chú rể là một nam và một nữ chưa lập gia đình. Ngày lại mặt, nhà gái cũng mời ơng, bà, chú, bác, cơ, dì... đến chung vui, cùng ăn cơm với đôi vợ chồng trẻ và để họ hàng nhận mặt cháu rể. Đây cũng là dịp cô dâu được gặp lại họ hàng thân thích, cảm ơn họ hàng đã giúp đỡ tổ chức đám cưới đồng thời bố mẹ cũng nhắc nhở về đạo làm con, về cách ứng xử đối với hai bên gia đình.
2.2.5.2. Cư trú sau đám cưới
Người Tày theo chế độ phụ hệ, khi cưới xong người con gái phải cư trú bên nhà chồng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp theo thoả thuận của hai bên gia
đình mà người chồng cư trú bên vợ một vài năm (ở rể tạm) hay ở hẳn bên nhà vợ (ở rể đời).
Trong truyền thống, sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ sẽ sống chung với bố mẹ đến khi có đủ điều kiện sống tự lập mới tách ra ở riêng. Hơn nữa, lập gia đình khi cịn q trẻ thì việc đôi vợ chồng ở chung với bố mẹ cũng là để bố mẹ dạy bảo con cái hiểu biết về gia phong cũng như biết cách tạo dựng cuộc sống vợ chồng, hồ nhập với làng bản, có thể làm chủ được cuộc sống của mình. Khi tách ra ở riêng, đơi vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ qua lại chăm sóc bố mẹ hai bên và dạy dỗ các em. Người con gái phải chăm lo cho gia đình nhà chồng. Như vậy, với các nghi thức như dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới chính thức và cư trú sau đám cưới thì cưới xin của người Tày mang đậm nét đặc trưng văn hóa. Ở đó, chứa đựng các giá trị vật chất và tinh thần độc đáo của người Tày. Hơn nữa, cưới xin của người Tày không chỉ là việc kết duyên của đôi bạn trẻ mà thơng qua đó là truyền thống đạo lý dân tộc, giáo dục về cách ứng xử của đơi vợ chồng với gia đình, dịng họ, cộng đồng. Trong thời đại ngày nay, nét văn hóa đó cần được bảo lưu và phát huy.