Chức năng tâm lý

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 60)

2.4. Chức năng của nghi lễ vòng đời

2.4.1. Chức năng tâm lý

2.4.1.1. Nâng đỡ tinh thần cho người thụ lễ

Các nghi lễ được thực hiện trong chu kỳ đời người ở khía cạnh nào đó đã góp phần nâng đỡ tinh thần cho chính những người thụ lễ và những người có liên

quan tại thời điểm con người phải trải qua những biến cố cuộc đời. Nó định hướng cho con người cần phải làm gì trong thời điểm đó. Ngồi ra, các nghi lễ được thực hiện một cách trình tự, nghiêm túc đã góp phần tích cực giúp cho mỗi cá nhân giảm bớt căng thẳng cũng như vượt qua được một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời.

Lễ đầy tháng là dấu mốc quan trọng của người mẹ và đứa trẻ đó là người mẹ khơng phải kiêng cữ trong khơng gian của mình là buồng riêng mà đã được hòa nhập với cộng đồng cịn đứa trẻ được cơng nhận là thành viên mới của gia đình, dịng họ. Vượt qua lễ đầy tháng tức là đứa trẻ đã vượt qua giai đoạn thử thách về sức khỏe, thích nghi với mơi trường sống. Gia đình cũng cảm thấy yên tâm về sức khỏe cũng như sự sinh tồn của đứa trẻ. Ngoài ra, lễ tạ ơn bà Mụ và tổ tiên nhằm mục đích cầu cho đứa trẻ được khỏe mạnh, ngoan ngỗn cũng góp phần làm cho bố mẹ tin tưởng vào sự che chở của bà Mụ và tổ tiên cho con mình khỏi những điều khơng may trong cuộc sống.

Đám cưới không chỉ là ngày vui của đôi bạn trẻ mà đó cịn là ngày vui của gia đình, dịng họ và làng xóm. Nhưng đơi vợ chồng trẻ khơng tránh khỏi những lo âu về cuộc sống, về vai trị người vợ, người chồng. Đó là cuộc sống đầy bỡ ngỡ của một cô dâu mới về nhà chồng, chú rể với vai trò trụ cột trong gia đình, khơng chỉ lo lắng cho bản thân mà giờ đây anh ta còn phải chăm lo cho gia đình, chăm sóc bố mẹ, vợ và sau này là con cái. Và chính các nghi lễ cưới xin đã góp phần tạo niềm tin cho đơi vợ chồng về cuộc sống tương lai thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với nhau cũng như với gia đình hai bên.

Theo Từ điển nhân học, nghi lễ có chức năng tâm lý, “các nghi lễ tạo ra cách thể hiện tình cảm”. “Các nghi lễ đám ma thường tạo ra các cơ hội để bày tỏ nỗi đau khổ đối với người thân” (Goldschmidt 1973) [42, tr.684]. Đúng vậy, khi gia đình có người mất, các thành viên gia đình đều sốc và đau buồn, tinh thần hoảng loạn thì mọi người trong gia đình, họ hàng, làng xóm tập trung lại để lo tang lễ cũng như an ủi, chia sẻ với gia đình có người mất trong suốt thời gian để tang. Đồng thời họ hàng, bạn bè, láng giềng ở gần cũng như ở xa đến viếng để tỏ lòng thương tiếc người quá cố và chia sẻ về sự mất mát của gia đình khi mất đi người thân. Các nghi lễ chính là phương tiện hữu hiệu nhất để mọi người “cộng cảm” vượt qua mọi khó khăn, đau buồn trong cuộc sống. Ngồi ra, trong đám tang của người Tày thì thầy Tào cũng có vai trị đặc biệt quan trọng, đó là người trực tiếp thực hiện và hướng dẫn gia đình thực hiện các nghi lễ cho người mất đồng

thời cũng góp phần giải tỏa nỗi đau của gia đình. Gia đình cũng thấy yên tâm vì tin rằng người thân của họ khi mất sang thế giới bên kia được siêu thốt và có cuộc sống sung sướng hơn.

2.4.1.2. Phòng vệ và tạo dấu ấn

Các nghi lễ vòng đời của người Tày mang tới cho cá nhân thụ lễ cảm giác an toàn tại mỗi thời điểm thụ lễ để bước sang một giai đoạn khác và trong một vị thế mới.

Người Tày thực hiện các nghi lễ liên quan đến sinh đẻ nhằm mục đích cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ, bảo vệ cho người mẹ và đứa trẻ được mạnh khỏe. Đặc biệt, lễ đầy tháng đánh dấu sự phát triển bình thường của đứa trẻ và người mẹ kết thúc giai đoạn kiêng cữ, hòa nhập với cộng đồng xã hội trong một vị thế mới. Gia đình cho cháu làm quen, gặp gỡ với các thành viên trong bản và mọi người trong cộng đồng có thể ẵm bé, thăm hỏi sản phụ.

Đối với nghi lễ cưới xin, lúc cô dâu và chú rể ra mắt tổ tiên, ông bà, họ hàng là khoảnh khắc thiêng liêng nhất bởi trong một không gian, thời gian thiêng những người thụ lễ cảm nhận, ghi sâu trong mình về dấu mốc quan trọng. Đặc biệt lúc đứng trước bàn thờ tổ tiên, cùng nhau thắp nén nhang ra mắt tổ tiên và được tổ tiên công nhận vợ chồng là lúc họ thực sự cảm nhận được sự thiêng liêng, ý nghĩa của lễ cưới và nhắc nhở với bản thân mình thực hiện tốt vai trị người vợ, vai trò người chồng cũng như trong ứng xử với hai bên gia đình nội ngoại để xây dựng hạnh phúc lứa đôi.

Các nghi lễ được thực hiện trong tang ma vừa nhằm mục đích bảo vệ cho vía người chết, làm cho ma người chết được siêu thốt vừa nhằm mục đích bảo vệ người sống. Liên quan tới việc bảo vệ vía cho người chết như buộc hai ngón tay, hai ngón chân bằng vải, lễ cúng Mộc tinh để sử dụng quan tài trước khi niệm, lễ hạ huyệt thì dùng ngọn đuốc hơ xuống huyệt để đuổi tà ma hay thả một con gà đã cắt tiết thả xuống huyệt làm lễ vật trơng coi mộ. Ngồi ra, các nghi lễ cịn bảo vệ cho người sống như việc xem giờ niệm, giờ đưa ma tránh trùng với con cháu, nếu có trùng phải tránh mặt để ma người chết không bắt đi. Khi chôn xong, con cháu sẽ về trước và không được quay đầu còn thầy cúng ở lại để làm các thủ tục cúng cho mộ được yên và không quay về làm phiền con cháu nữa.

Như vậy, có thể thấy rằng các nghi lễ trong một chu kỳ đời người từ khi sinh ra đến khi mất, mỗi cá nhân đều rơi vào các trạng thái cảm xúc khác nhau như: xúc động, căng thẳng, lo lắng, đau buồn nhưng thông qua các nghi lễ

những cảm xúc riêng tư đó được gia đình, cộng đồng động viên, chia sẻ giúp cá nhân giảm bớt sự lo lắng và có động lực vượt qua. Đó chính là sự sẻ chia trong cuộc sống, sự thấu cảm giữa người với người mà chính các nghi lễ đã mang lại và trong không gian thiêng, thời gian thiêng của mỗi nghi lễ, cá nhân đã đặt mình vào vị thế của người khác để đồng cảm.

Một phần của tài liệu Nghi lễ vòng đời của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)