2.1. Nghi lễ sinh đẻ và nuôi con
2.1.3. Các nghi lễ liên quan đến sinh đẻ
2.1.3.1. Nghi lễ trong giai đoạn mang thai
Trong thời kỳ đầu mang thai, thai phụ bị „„ốm nghén‟‟, ăn khơng ngon nên cơ thể sẽ yếu, ốm nặng có thể dẫn đến sảy thai. Để tránh điều xấu sảy ra, gia đình mời thầy cúng về làm lễ phù hộ, che chở cho thai nhi mạnh khỏe.
Lễ cúng cho phụ nữ có thai được tiến hành tại bàn thờ tổ tiên. Lễ vật gồm: xôi, 1 con gà luộc, 1 con gà sống, gạo, 12 hình nhân thế mạng tượng trưng cho 12 tuổi, tuổi nào thì chuộc vía tuổi đó. Khi gia đình chuẩn bị và bày lễ vậy xong, thầy cúng cúng tổ tiên để tổ tiên phù hộ cho thai phụ khỏi ốm.
Nội dung bài cúng: Hôm nay ngày này tháng này năm này, mời tổ tiên về ăn
uống rồi báo cáo với tổ tiên về tình hình của thai phụ, mong tổ tiên phù hộ cho thai phụ khỏi ốm và đứa bé được mạnh khỏe.
Sau khi thực hiện lễ cúng này, người phụ nữ mang thai vẫn chưa khỏi, gia đình lại phải nhờ thầy bói xem có bị ma dữ làm hại khơng. Nếu có thì gia đình lại làm lễ cúng để xua đuổi ma đó đi. Nếu thực hiện nghi lễ cúng ma mà
người phụ nữ mang thai vẫn chưa khỏi thì gia đình sẽ cho uống thuốc nam, thường là thuốc bổ để dưỡng thai.
Để cho thai phụ được khỏe mạnh, người Tày cịn làm lễ cúng gọi vía „„khế
khoẳn ‟‟ cho thai phụ. Khi thai kỳ được 8 tháng, gia đình làm lễ cúng vía cho
con dâu. Đây là nghi lễ bắt buộc, nó khơng chỉ quan trọng đối với sinh mệnh của hai mẹ con mà còn liên quan đến danh dự của gia đình trong cộng đồng. Bởi theo quan niệm của người Tày, khi mang thai vía của người phụ nữ ít nằm trong cơ thể mà hay đi rong chơi khắp mọi nơi như đi bắt cá, đi xúc tép ở suối, đi lên rừng chặt củi, hái măng. Vì vậy, gia đình phải mời thầy về gọi vía cho thai phụ nhằm đánh thức vía quay trở về để chuẩn bị cho sinh nở được “mẹ trịn con vng”. Gia đình nào khơng tổ chức lễ cúng vía cho con dâu đều bị cộng đồng lên án là keo kiệt, đối xử với con dâu khơng tốt. Mâm cúng vía được đặt dưới bàn thờ tổ tiên, gồm: gà luộc, thịt lợn luộc, xơi, rượu, giỏ đựng vía.
Như vậy, nghi lễ được thực hiện trong giai đoạn mang thai cho thấy người Tày rất quan tâm tới việc sinh đẻ. Điều này, góp phần bảo vệ cho người mẹ và thai nhi được mạnh khỏe.
2.1.3.2. Nghi lễ khi sinh con
Trong quá trình sinh nở, người Tày thường nhờ bà đỡ có kinh nghiệm về đỡ đẻ. Trường hợp sinh khó thì phải mời thầy cúng về làm lễ. Vì theo quan niệm của người Tày, đó là do các thần linh, ma quỷ quấy phá. Đây là giải pháp tinh thần nhằm cầu mong cho sản phụ sinh nở thuận lợi.
Thầy cúng lấy một bát nước, cho vào đó một thứ bột trắng sau đó đọc thần chú (Đây là một loại thuốc dễ đẻ được chế biến từ những mẩu xương nhỏ của
các động vật trong rừng cịn sót lại trong phân hổ. Người thầy cúng lấy về, phơi khơ sáu đó tán thành bột). Thầy yêu cầu thai phụ phải uống hết bát nước
đó rồi úp xuống. Chỉ một lúc sau sản phụ sinh dễ dàng hơn. Sau khi sinh xong phải đặt bát ngửa lên để tránh bị sa dạ con. Nghi lễ này là sự kết hợp của saman giáo với bài thuốc của thầy cúng.
Có thể thấy rằng, bên cạnh kiêng kỵ thì việc thực hiện nghi lễ khi sinh con là giải pháp tâm lý giúp cho việc sinh nở được thuận lợi, mẹ trịn con vng.
2.1.3.3. Nghi lễ sau khi sinh con
Lễ tẩy vía (Giải uế pẩy)
Theo phong tục của người Tày, sau khi sinh được 3 đến 4 ngày, gia đình mời thầy cúng về làm lễ tẩy uế nhà cửa cũng như cho sản phụ vì người Tày quan niệm, phụ nữ mới sinh xong sẽ rất “bẩn”.
Lễ vật gồm xôi, gà, rượu và gia đình đun một nồi nước từ các loại lá thơm như lá bưởi, hương nhu, tánh táo... Lễ vật được đặt lên bàn thờ tổ tiên, thầy cúng sẽ cúng khấn tổ tiên rằng trong thời gian này gia đình có người sinh nở trong nhà làm ơ uế cho tổ tiên và gia đình. Vì vậy, gia đình làm lễ để tạ lỗi và cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình khỏe mạnh, yên ấm cũng như sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Thầy cúng dùng 3 cây “mầm néng” cho vào nồi nước thơm rồi chấm vào chân sản phụ cho sạch sẽ sau đó, vẩy khắp nhà để tẩy uế. Khi lễ cúng thực hiện xong, các thành viên của gia đình cũng lấy nước từ nồi lá thơm để tắm vía cho “mát mẻ”.
Lễ đầy tháng là nghi lễ đầu tiên của chu kỳ vòng đời một con người, khá phổ biến ở 1 số dân tộc: Việt, Tày, Nùng, Dao,... Lễ đầy tháng của trẻ em Tày được tổ chức tại gia đình sau một tháng, đúng vào ngày sinh của đứa trẻ. Đây là nghi lễ không thể bỏ qua đối với bất kỳ trẻ em Tày nào khi được sinh ra.
Người Tày mời Thầy cúng về làm lễ để cầu an, cầu phúc cho đứa trẻ đồng thời trong lễ đầy tháng, đứa trẻ sẽ được người có uy tín trong gia đình đặt tên.Việc đặt tên rất quan trọng, tên gọi thể hiện mong muốn của người Tày vào đứa trẻ đồng thời không được trùng với tên của bất kỳ ai trong tổ tiên và họ hàng. Vì họ cho rằng làm như vậy là phạm húy.
Mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên trong lễ đầy tháng gồm: 1 gói xơi, 1 con gà, rượu và tiền, tùy theo điều kiện gia đình sẽ đặt nhiều tiền hay ít. Trước khi thầy cúng làm lễ, trưởng tộc sẽ cúng báo tổ tiên về một thành viên mới để đứa trẻ gia nhập vào gia đình, dịng họ và đặt tên cho đứa trẻ vì trưởng tộc mới biết được tổ tiên mình đã có tên gì mà tránh khơng trùng với tổ tiên và họ hàng.
Tiếp đến, thầy cúng cầu an cho đứa trẻ được mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn đồng thời thông báo với bà Mụ về đứa con mà bà Mụ ban cho được mạnh khỏe và ln biết ơn vì bà Mụ đã ban phúc cho gia đình đồng thời mong rằng bà Mụ tiếp tục che chở, phù hộ cho đứa trẻ. Khi làm lễ xong, thầy cúng buộc sợi dây chỉ ngũ sắc vào tay đứa trẻ và một túi vải nhỏ trong đó có lá bùa đeo vào cổ để bảo vệ đứa trẻ tránh khỏi tà ma cũng như những điều không tốt với đứa trẻ. Gia đình cắt tóc cho trẻ rồi gói lại cẩn thận khơng được để lung tung bởi sợ người khác nhặt được sẽ yểm bùa, trên đỉnh đầu phải để lại một chỏm tóc bởi người Tày quan niệm đỉnh đầu là nơi trú ngụ của các hồn vía.
Khách được gia đình mời tới dự thường là những người thân trong gia đình hai bên nội, ngoại. Khi tới, họ thường mang các tặng phẩm để tặng cháu bé như quần áo, tã lót, vịng tay, vịng cổ bằng bạc, mũ khăn hoặc mừng tiền để trong phong bì bằng giấy màu đỏ và viết lời chúc lên đó với mong muốn mọi điều may mắn sẽ tới với đứa trẻ cũng như mong cháu hay ăn chóng lớn.
Trong lễ đầy tháng của người Tày, ơng bà nội sẽ đan tặng cháu chiếc nôi bằng tre, ông bà ngoại khâu tặng cháu chiếc địu từ tấm vải mà chàng rể tặng từ trước “Tải thì hắt đả, già thì tản tóng” và được dùng lâu dài cho các con sau này không được cho người khác mượn. Đây cũng thể hiện trách nhiệm của hai bên gia đình nội ngoại. Chiếc địu rất tiện ích được người mẹ địu con khi lên nương cũng như làm việc nhà.
Bà ngoại địu cháu lên lưng rồi đi xuống trạn cầm theo “cây đuốc”, người ở trên cầu thang thấy vậy sẽ chào một câu là “con ngoan, đã biết đi lấy củi rồi”, đây là mẹo của người Tày nhằm mục đích mong cho đứa trẻ khỏe mạnh, khơng ốm đau. Đặc biệt khi nhìn thấy đứa trẻ bụ bẫm cũng khơng được khen vì sợ ma dữ sẽ bắt hồn đứa trẻ. Và lần đầu tiên cho trẻ nằm nôi, người Tày thường đặt một cái ghế hoặc cái gối lên võng rồi đu 3 lần sau đó mới đặt đứa trẻ lên nơi vì như
vậy đứa trẻ sẽ ngủ ngon giấc, khơng bị giật mình đồng thời số 3 cũng tượng trưng cho hồn của đứa trẻ.
Khi bữa cơm kết thúc, gia đình chọn một người nhanh nhẹn, phúc hậu hay một cháu nhỏ khỏe khoắn địu đứa trẻ ra khỏi nhà một đoạn ngắn mang theo túi sách, bút, một ít bánh đi phát cho trẻ con trong bản để bày tỏ mong muốn đứa trẻ sẽ gia nhập cộng đồng và sau này cũng ham học và hiếu thảo với mọi người.
Sau thời gian ở cữ, người mẹ không phải kiêng khem và bắt đầu đi làm. Thời gian này đứa trẻ đã được sự bảo trợ của tổ tiên và hòa nhập với cộng đồng xã hội trong một vị thế mới, đứa trẻ được xuất hiện trước cộng đồng và được chấp nhận như một thành viên mới. Gia đình cho cháu làm quen, gặp gỡ với các thành viên trong bản và mọi người trong cộng đồng có thể ẵm bé, thăm hỏi sản phụ.
Sau lễ đầy tháng, nếu gia đình cho trẻ đi chơi xa như thăm ơng bà ngoại thì người Tày thường cài kim băng vào mũ đứa trẻ, bôi nhọ nồi lên trán hoặc mang theo cành dâu để tránh ma quỷ xâm hại đứa trẻ thậm chí gia đình cịn thắp hương trình báo tổ tiên phù hộ.
Trước đây, do trình độ y tế kém phát triển, khả năng đề kháng của đứa trẻ thấp nên tỷ lệ tử vong ở trẻ khá cao, trong số những trẻ khơng may mắn đó phần lớn là ở tháng đầu tiên. Vì vậy, đứa trẻ qua được tháng đầu và sức khỏe bình thường thì đứa trẻ ấy trở thành một thành viên của gia đình và cộng đồng. Do đó, lễ đầy tháng đánh dấu sự phát triển bình thường của đứa trẻ và người mẹ kết thúc giai đoạn kiêng cữ. Lễ đầy tháng cũng mang ý nghĩa cho sự chuyển đổi không gian sinh hoạt của hai mẹ con từ chỗ là khơng gian trong phịng ngủ riêng ra khơng gian rộng hơn đó là mọi vị trí trong nhà cũng như khơng gian ngồi nhà. Từ chỗ không được tiếp xúc với ai đến chỗ được giao tiếp với mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng làng bản. Nếu trong tháng tiếp xúc với người ngoài sợ họ sẽ mang tới điều khơng may mắn cho đứa trẻ cũng như vía nặng thì đứa trẻ sẽ bị sài lạnh khóc và quấy suốt ngày đêm, hay ốm đau. Với người mẹ thì sau lần vượt cạn bị mất máu, sức khỏe giảm sút, suy yếu cả thể chất và tinh thần nên cần kiêng cữ cẩn thận và hạn chế ra ngồi vì nếu gặp nắng, gió dễ bị cảm lạnh ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, trước đây người Tày thường kiêng cữ rất kỹ nhằm đảm bảo sức khỏe sản phụ cũng như cho đứa trẻ.
Tùy điều kiện của từng gia đình, lễ đầy tháng có thể làm to nhỏ khác nhau. Nếu họ ngoại có điều kiện sẽ mang lợn quay, cịn họ nội có con gà, có rượu mang đến để cúng gửi bà Mụ, mong muốn bà Mụ tiếp tục che chở, phù hộ cho đứa trẻ trưởng thành.
Lễ cúng Mụ (Cúng Muu)
Với người Tày, bà Mụ - mẹ Bjóoc, mẹ Hoa hay cịn gọi là thần mẹ được coi là vị thần cai quản và hộ mệnh cho trẻ em Tày vì việc sinh con là do mẹ Hoa quản, mẹ Hoa cho hoa vàng (con trai), hoa bạc (con gái). Tín ngưỡng thờ mẹ của người Tày bắt nguồn từ xã hội truyền thống, do đó họ rất coi trọng và tôn trọng mẹ sinh sản.
Bà Mụ là thần hộ mệnh cho đứa trẻ nên phải tạ lễ cho bà Mụ để bà phù hộ cho đứa trẻ ngoan ngỗn, hay ăn chóng lớn. Vì vậy, người Tày cho rằng mẹ Hoa ở trên trời mới là mẹ đẻ còn mẹ ở trần gian chỉ là người thừa lệnh mẹ Hoa sinh ra con. Mẹ Hoa được thờ cúng cùng với các nghi lễ gắn với thời kỳ sinh đẻ của sản
phụ [Bà Lường Thị Nghị, 65 tuổi, xóm Đồng Tấm, xã Phú Đình].
Trẻ em Tày sinh ra cho đến 12 tuổi được làm lễ Cúng Mụ vì đủ 12 năm để trả cơng cho 12 bà Mụ (thập nhị hóa bà) tương đương với 12 tuổi, trong đó có 5 bà đế: Xích đế, Thanh đế, Bạch đế, Hắc đế, Hồng đế đã đầu thai cho đứa bé, vì từ 13 tuổi trở đi đứa trẻ người Tày bắt đầu có hạn thì phải giải hạn. Đây cũng là dịp để họ hàng, bạn bè đến sum họp động viên vợ chồng chăm sóc con và góp đồ để thăm ni đứa trẻ. Lễ cúng Mụ gồm 3 loại, đó là lễ Tạ mụ, lễ Xám hối Mụ và lễ Hồn cơng. Các nghi lễ này đều phải mời thầy Then hoặc Pụt đến làm lễ.
Lễ Tạ Mụ là lễ cúng Mụ bình thường. Khi đứa trẻ sinh được ba ngày, gia đình
làm lễ tạ ơn bà Mụ và cầu mong đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh. Gia đình có điều kiện, một năm sẽ làm lễ cúng Mụ một lần nhằm tạ lễ để cho đứa trẻ khơng quấy khóc. Lễ vật gồm: 1 con gà, xôi, oản, hoa quả. Theo phong tục, khi con gái sinh con đầu lịng, gia đình bên ngoại sẽ mang thịt lợn, gà, gạo nếp, ống hương... tới làm lễ vật để đặt bàn thờ Mụ. Thầy sẽ mời cả 12 bà Mụ về nhận lễ và chứng kiến, lời mời được thỉnh bằng tờ sớ để cảm ơn bà Mụ. Sau đó, thầy Then, Pụt xin âm dương. Nếu được tức là bà Mụ đã nhận được lễ. Lễ Xám hối Mụ: Sau lễ đầy tháng có đứa trẻ rất ngoan nhưng cũng có những đứa trẻ lại quấy khóc, khơng lớn vì theo quan niệm của người Tày đứa trẻ sinh vào giờ xấu: Quan sát, Thiên cẩu... hoặc làm điều có lỗi với bà Mụ nên bị bà Mụ cấu khiến trẻ quấy khóc thì người Tày phải làm lễ xám hối Mụ để tế lễ cầu mong bà Mụ bỏ qua, phù hộ cho đứa trẻ ngoan, mạnh khỏe. Lễ vật gồm: thủ lợn, chân giò, 1 con gà sống, 1 con vịt sống, sôi, hoa quả, quần áo cắt từ giấy màu. Lễ xám hối Mụ là nghi lễ cần phải thực hiện cẩn thận vì đã phạm lỗi với bà Mụ. Thầy sẽ cầu cúng cho các bà Mụ hiểu, bỏ qua các lỗi lầm mà gia đình đã phạm phải mà phù hộ cho đứa trẻ. Còn các thành viên trong gia đình phải tắm rửa sạch sẽ để thụ lễ.
Lễ Hồn Cơng (cha háap): Khi trẻ em Tày được 12 tuổi, gia đình phải làm lễ hồn cơng để trả công bà Mụ đã phù hộ cho trẻ được sinh thành lớn khôn. Lễ này thực hiện cho cả nam và nữ, ai trưởng thành khi đi lấy chồng, lấy vợ bỏ nhau thì người Tày cho rằng do không thực hiện lễ trả công bà Mụ “Chở mự
qua đải, khoắm ná qua châu” có nghĩa là giơ tay qua khơng, cúi mặt qua
khơng.
Người Tày có câu: “Típ háap nhá, há háap vụn” và “Tảm háap nhá, há háap
vụn” có nghĩa là 10 gánh cỏ, 5 gánh củi và 3 gánh cỏ, 5 gánh củi để trả công
bà Mụ nuôi dưỡng đứa trẻ trưởng thành, nhưng tùy trường hợp thầy sẽ yêu cầu cụ thể hơn. Ngoài ra, lễ vật cịn có 1 gánh gạo, 1 con gà, xơi nếp, oản, các loại hoa quả, đặc biệt phải có hoa chuối rừng, 1 mảnh vải nếu là con trai thì vải đỏ, con gái dùng vải màu vàng dài khoảng 3m tự dệt và tự nhuộm. Khi
làm lễ xong thầy cúng lấy mảnh vải về, sau này con của người thụ lễ có quấy khóc, thầy sẽ cắt vải đó làm bùa cho đeo. Tất cả các lễ vật đó được dâng lên để trả lễ bà Mụ.
Hoa chuối rừng có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, mong cho đứa trẻ
mọi điều tốt lành đồng thời cây chuối là 1 loại cây gắn bó, gần gũi như tình