Chương 3 : BIẾN ĐỔI NGHI LỄ VÕNG ĐỜI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.3. Các giá trị văn hóa của nghi lễ vòng đời người Tày
Theo GS. Ngơ Đức Thịnh: “Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp, từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người” [39, tr.22].
Nghi lễ vòng đời người gắn với chu kỳ sinh học của con người theo thời gian. Với người Tày, nghi lễ vòng đời phản ánh đặc trưng văn hóa truyền thống. Thơng qua nghi lễ sinh đẻ, cưới xin, tang ma giá trị văn hóa được thể hiện khá cụ thể.
3.3.1. Giá trị nhân sinh
Các nghi lễ vòng đời của người Tày là sự tổng hợp của lễ nghi, âm nhạc, trang phục, ẩm thực và các bài cúng… Mỗi nghi lễ lại có những quy định riêng. Thơng qua các nghi lễ, giá trị nhân sinh được người Tày đề cao về cách nhìn nhận con người, về ứng xử trong cuộc sống, quan niệm về sự sinh, sự sống và cái chết cũng như mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, dịng họ, cộng đồng với tự nhiên, xã hội.
Sự ra đời của một đứa trẻ đánh dấu một sự kiện, dấu mốc quan trọng đối với đửa trẻ cũng như với gia đình, dịng họ, đó là tâm trạng chờ mong đứa trẻ ra đời được mạnh khỏe, mẹ trịn con vng. Các nghi lễ được thực hiện nhằm mục đích cầu mong tổ tiên, bà Mụ phù hộ cho đứa trẻ mạnh khỏe, mọi điều may mắn sẽ tới. Tác giả Lê Trung Vũ nhận định:
Từ khi bé cất tiếng khóc chào đời, một thế giới mới mở ra và cũng là lúc bắt đầu bé trực tiếp khơng chỉ tự “trao đổi chất”, mà cịn “giao tiếp tinh thần” với cộng đồng. Cũng bắt đầu từ đây môi trường văn hóa dân tộc đào luyện và hun đúc nên tâm hồn và tính cách một thành viên mới. Những nghi lễ mới bắt đầu được tiến hành để mở đầu cho quá trình đào luyện và hun đúc đó... [47, tr.28].
Với nghi lễ cưới, người Tày muốn nhìn nhận trách nhiệm của cá nhân với gia đình, với cộng đồng. Bởi cá nhân luôn sống trong cộng đồng chứ không tách biệt đơn lẻ.
Nghi lễ vịng đời người khơng chỉ thể hiện quan niệm về đời người mà qua đó cịn thể hiện mối quan hệ giữa con người với các mối quan hệ xã hội khác như quan hệ dòng họ, quan hệ làng xóm láng giềng. Các nghi lễ vịng đời đã trở thành sợi dây gắn kết cộng đồng qua nhiều thế hệ. Giá trị cố kết cộng đồng thể hiện ở mối quan hệ huyết thống, dòng tộc, làng xóm, khu vực,...
Người Tày sống trong phạm vi làng bản, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên vì vậy tính cố kết cộng đồng để đảm bảo cuộc sống càng được thể hiện rõ. Trong truyền thống, một gia đình có cơng việc thì đó đều là việc chung của cộng đồng. Những nghi lễ vòng đời đã cho chúng ta thấy rõ điều này.
Các nghi lễ lớn của người Tày như lễ cưới, lễ tang dù tổ chức ở phạm vi lớn hay nhỏ đều có sự tham dự của cộng đồng trong bản. Với bản tính hiền lành, nhân hậu người Tày ln coi trọng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với làng bản đó là sự đồn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống. Người Tày có tổ chức cộng đồng để giúp nhau những việc lớn được gọi là Hội, Phe. Khi một gia đình trong bản có việc thì mọi người trong Hội, Phe sẽ tới để giúp đỡ, chia sẻ về vật chất và tinh thần. Cũng giống với các dân tộc khác, người Tày quan niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần”, do vậy khi có cơng việc là tất cả mọi người trong bản đều tập trung tham gia chia sẻ sức người và vật chất. Nếu là lễ cưới thì mọi người sẽ tới để giúp việc nấu nướng, chia vui cùng gia đình cịn nếu gia đình có tang thì mỗi gia đình trong bản sẽ góp gạo, củi và góp sức chia buồn cùng gia đình người quá cố. Nếu một gia đình khơng tham gia giúp đỡ các gia đình khác thì đến khi gia đình mình có việc sẽ khơng ai đến giúp. Những gia đình ăn ở có tình, có nghĩa thì khi có việc, mọi người sẽ giúp đỡ nhiệt tình hơn. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng ngày càng được gắn kết.
Tính cộng đồng của người Tày rất cao đó là sự đồn kết, gắn bó, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Và có thể thấy rằng, nghi lễ vịng đời là nơi thể hiện một cách rõ nhất về quan hệ giữa người với người bởi các nghi lễ này xuất phát từ con người, từ quá trình sống mà họ đúc kết thành phong tục tập quán, khuôn mẫu mà mỗi cá nhân đều phải tuân theo. Việc thực hiện các nghi lễ này, người Tày mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn bởi mỗi cá nhân trong cộng đồng là tổng hịa các mối quan hệ. Thơng qua mỗi nghi lễ vòng đời, người Tày đều hướng con người tới tình yêu thương giống nòi,
tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau không chỉ trong phạm vi gia đình, dịng họ mà rộng hơn nữa đó là tình làng nghĩa xóm.
Trước đây, điều kiện kinh tế khó khăn, nếu khơng có sự giúp đỡ của cộng đồng thì đám tang khơng thể tiến hành nhanh được. Gia đình mất đi người thân vì vậy rất bối rối. Chính sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của họ hàng, cộng đồng làng bản sẽ giúp tang gia bớt đau buồn đồng thời tình cảm cũng được nhân lên.
Như vậy, thơng qua các nghi lễ vịng đời của người Tày chúng ta thấy được các mối quan hệ tốt đẹp, ở đó chứa đựng văn hóa tộc người độc đáo mà người Tày đúc kết và truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau mang đậm giá trị nhân sinh. Đó là giá trị về sự nhận thức xã hội – nhận thức về quan điểm sống, về quan điểm ứng xử, quan điểm giao tiếp và cả kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử giao tiếp đặc biệt là tính nhân văn sâu sắc giữa con người với con người trong tổng hòa các mối quan hệ. Đó là những triết lí sống đúng đắn mà người Tày đã đúc kết trong quá trình sinh sống. Hiện nay, với sự tác động của nền kinh tế thị trường thì giá trị này phần nào cũng giảm theo. Do vậy giá trị nhân sinh, tính cố kết cộng đồng trong các nghi lễ vòng đời cần được đẩy mạnh phát huy.
3.3.2. Giá trị tâm linh
Giống với các dân tộc khác, người Tày quan niệm rằng “vạn vật hữu linh”, mn vật, mn lồi đều do Pụt luông - Ngọc
Hồng tạo ra và đều có linh hồn. Do đó, đời sống tâm linh của đồng bào luôn hướng đến những cái thiêng liêng được tơn thờ, đó là thế giới thần linh và được thể hiện rõ nhất trong quan hệ giữa người sống và người chết, người sống với thần linh. Có thể thấy rằng, nghi lễ đã góp phần làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu đồng thời đó cũng là chỗ dựa vững chắc cho cộng đồng người Tày.
Các nghi lễ vịng đời đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống của người Tày, mỗi nghi lễ có sự kết hợp của các thành tố thiêng như lễ vật, bài cúng, trang trí… nhằm tạo niềm tin vững chắc cho mỗi gia đình vì thơng qua các nghi lễ này gia đình sẽ nhận được sự che chở của thần linh, tổ tiên được bình an, an lành, mạnh khỏe, hạnh phúc và tránh được những điều rủi ro.
Người Tày tin rằng các nghi lễ được thực hiện trong sinh đẻ và nuôi con, đứa trẻ sẽ nhận được sự che chở, bảo vệ từ tổ tiên
và bà Mụ. Lễ vật cúng cũng thể hiện tính tâm linh đó là trong lễ hồn cơng (cha háap) có 12 cái oản, 12 cái hoa chuối rừng tượng trưng
cho 12 bà Mụ hay đối với lễ cúng Mụ nhất thiết phải có các loại hoa vì bà Mụ người Tày gọi là mẹ Hoa – mè Bjóoc.
Người Tày cho rằng chết không phải là hết, khi cha mẹ mất đi, linh hồn cha mẹ vẫn sinh hoạt và có các nhu cầu như người sống, nếu con cháu khơng lo tang ma chu đáo thì linh hồn người mất vẫn quanh quẩn xung quanh, quấy rầy người sống thậm chí gây ốm đau cho con cháu. Vì vậy, các nghi lễ tang ma phải được thực hiện một cách chu đáo và linh thiêng, điều này cũng thể hiện sự báo hiếu của con cháu đối với cha mẹ.
Như vậy, có thể thấy rằng người Tày luôn hướng tới cái thiêng, cái cao cả được tơn thờ. Các nghi lễ vịng đời là chỗ dựa tinh thần vững chắc và cũng là đích đến để người Tày xây dựng cuộc sống. Đó chính là sợi dây kết nối vơ hình giữa qúa khứ và thực tại, giữa thần linh và con người ẩn sâu sau đời sống tâm linh của đồng bào Tày.
3.3.3. Giá trị đạo đức
Trong cuốn “Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam”, tác giả Lê Như Hoa có nêu: “Với tư cách là một sản phẩm của xã hội,
các ứng xử, khi đã trở thành khuôn mẫu (tức được xã hội tổng qt hóa) thì đều chứa đựng một ý nghĩa xã hội nào đó, chúng truyền bá,
phản ánh một giá trị nhất định nào đó trong đời sống xã hội” [19, tr.129]. Qua cách ứng xử của người Tày trong các nghi lễ vòng đời, các giá trị văn hóa tộc người được biểu hiện cụ thể, trong đó có giá trị đạo đức.
Qua việc thực hành, ứng xử trong các nghi lễ của người Tày ở Định Hóa chúng ta thấy giá trị đạo đức được biểu hiện rất cụ thể. Đó là trình tự các nghi lễ được thực hiện theo một khn mẫu, mỗi cá nhân trong đó đều có vị trí riêng và các quy tắc, chuẩn mực ở trong nghi lễ được đề cao, do vậy mỗi cá nhân cũng như cộng đồng phải đều thừa nhận và tuân theo với mong muốn mọi điều tốt lành sẽ tới. Mỗi nghi lễ vịng đời đều giáo dục con người ăn ở có trước, có sau, phải chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn khơng chỉ trong phạm vi gia đình mà rộng hơn là cộng đồng làng bản đặc biệt là phải thực hiện những điều đúng đạo đức, chuẩn mực quy định và đặc biệt lên án những việc làm trái luân thường đạo lý.
Với nghi lễ sinh đẻ, giá trị đạo đức bộc lộ qua cách ứng xử của gia đình đối với người phụ nữ đó là sự quan tâm, chăm sóc khi mang thai để đứa trẻ ra đời khỏe mạnh. Sự ra đời của đứa trẻ là niềm vui lớn của gia đình. Gia đình chăm sóc chu đáo cho đứa trẻ và thực hiện các nghi lễ với mong muốn bảo vệ đứa trẻ, điều này thể hiện tình cảm cũng như trách nhiệm của gia đình với con cái.
Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể ln chuẩn bị các món q cho ơng bà và bố mẹ để tỏ lòng biết ơn đối với bậc sinh thành đã có cơng ni dưỡng cơ gái, chàng trai thành người. Việc thực hành các nghi lễ trong tang ma không chỉ thể hiện cách ứng xử giữa người với người trong mối quan hệ gia đình mà cịn thể hiện mối quan hệ trong cộng đồng làng bản. Có thể thấy được truyền thống tốt đẹp của người Tày đó là khi gia đình trong làng bản có người mất, mỗi gia đình sẽ có 1 hoặc 2 người tới góp sức, vật chất để giúp gia đình lo tang lễ chu đáo, điều này thể hiện tinh thần, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Việc thực hiện tang lễ chu đáo cũng thể hiện sự hiếu thảo của con cháu, qua đó giáo dục cho thế hệ trẻ về tình cảm gia đình, đạo lý làm người.
Như vậy, các nghi lễ chính là sợi dây kết nối thiêng liêng nhằm cố kết cộng đồng, giữ gìn văn hóa tộc người trong q trình
lịch sử tộc người. Sống trong một khn viên làng bản với điều kiện kinh tế khó khăn thì những giá trị ấy càng được đề cao và ảnh hưởng tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như đời sống chung của cộng đồng từ khi sinh ra đến lúc chết, là nền tảng để cộng đồng xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.