2. Cơ cấu độ tuổ
2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được đẩy mạnh từng bước cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các mặt: chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, lý luận chính trị...
Trong thời gian qua để nâng cao chất lượng đội ngũ bộ công chức, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết sâu rộng, trình độ ngoại ngữ, tin học và làm chủ được các trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các cán bộ, cơng chức của Cục. Có thể khẳng định rằng đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan là thế mạnh, là yếu tố quan trọng để phát triển trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Trong giai đoạn 2007 - 2011, trình độ cán bộ của Cục Hải quan được Ban Lãnh đạo Cục đặc biệt chú trọng nên được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ cán bộ Đại học và trên Đại học được tăng lên rõ rệt qua từng năm, số lượng cán bộ được cử đi học và đào tạo các khoá học ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp với
chuyên môn nghiệp vụ cũng được Ban Lãnh đạo Cục quan tâm và tạo điều kiện tối đa cả về kinh phí và thời gian học tập. Trình độ hiện tại của cán bộ công chức Cục Hải quan thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Thống kê trình độ văn hố CBCC giai đoạn 2007 - 2011
Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trên ĐH 17 18 23 25 35
Đại học 571 604 628 648 698
Cao đẳng 42 38 43 38 30
Trung cấp 54 46 50 48 42
Khác 80 75 80 87 94
Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy rõ được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Cục hải quan thành phố Hà Nội tăng lên rõ rệt qua từng năm. Cụ thể, năm 2007 số lượng cán bộ trên Đại học là 17 cán bộ, năm 2008 là 18 cán bộ, năm 2009 là 23 cán bộ, năm 2010 là 25 cán bộ, thì đến năm 2011 tăng lên là 35 cán bộ được đào tạo trên Đại học. Số lượng cán bộ, cơng nhân viên có trình độ Đại học cũng tăng lên theo từng năm, năm 2007 là 571 cử nhân, năm 2008 là 604 người, năm 2009 là 628 người, năm 2010 là 648 người thì đến năm 2011 đã tăng lên là 698 cán bộ có trình độ Đại học. Ngược lại, cán bộ có trình độ cao đẳng có xu hướng giảm theo từng năm, năm 2007 là 42 người, đến năm 2011 giảm xuống cịn 30 người. Cán bộ cơng nhân viên có trình độ trung cấp năm 2007 là 54 người, năm 2008 là 46 người, năm 2009 là 50 người, năm 2010 là 48 thì đến năm 2011 giảm xuống cịn 42 người. Cịn lại, cán bộ cơng nhân viên khác thì năm 2007 có 80 người, đến năm 2011 có số lượng tăng lên là 94 người, số lượng này tăng lên là do số lượng hợp đồng lao động làm các cơng việc giản đơn tăng.
Như vậy, ta có thể thấy số lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ trên Đại học là quá ít so với tổng số cán bộ, cơng chức của Cục, việc khuyến
khích và tăng đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ cao sẵn sàng đáp ứng được mọi cơng việc thể hiện do Cục Hải quan phải có cơ chế năng động, mơi trường làm việc lành mạnh thu hút được những cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao đến làm việc tại Cục.
Nếu so sánh với trình độ đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan thành phố Hà Nội năm 2007 và năm 2011, chúng ta sẽ thấy có một sự khác biệt lớn, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: So sánh trình độ văn hóa CBCC năm 2007 và 2011
Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Nhìn trên biểu đồ, ta thấy có sự phân hố rõ rệt của đội ngũ cán bộ, công chức ở Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Biểu đồ cho thấy có sự dịch chuyển lớn về trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2007 - 2011, số lượng cán bộ có bằng Đại học đã tăng rất nhiều, và trên Đại học cũng tăng lên đáng kể. Số lượng cán bộ công nhân viên có bằng Cao đẳng, Trung cấp ít dần đi, tuy nhiên số lượng chưa có bằng cấp lại tăng lên, chủ yếu là trong lĩnh vực hợp đồng ngắn hạn.
Trên cơ sở xác định học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ đảng viên. Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã cử nhiều lượt cán bộ, công chức tham gia các khố đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tổ chức. Ngồi ra, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp đào tạo chun mơn nghiệp vụ có nội dung đào tạo thiết thực, phương pháp khoa học sát với thực tế, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cải cách hiện đại hoá và hội nhập.
- Chủ trương, nhận thức về công tác bồi dưỡng cán bộ:
Để thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách, hiện đại hoá Hải quan, Cục Hải quan thành phố Hà Nội nhận thức được vai trò của đội ngũ cán bộ, cơng chức đóng vai trị chủ đạo. Cơng tác là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng nên đội ngũ hải quan thủ đơ chun nghiệp, hiệu quả.
- Chương trình, nội dung của các loại hình bồi dưỡng:
Cục Hải quan thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời cử cán bộ, công chức tham gia các khoá đào tạo do Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tổ chức ở trong và ngồi nước. Nội dung các khoá đào tạo, bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: Phân loại hàng hố, trị giá tính thuế, thủ tục hải quan điện tử, quản lý rủi ro, kế toán, nghiệp vụ hải quan tổng hợp và tiền cơng vụ, cưỡng chế thuế và sở hữu trí tuệ...
+ Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh dành cho các đối tượng 2, 3, 4, 5.
+ Đào tạo đại học và sau đại học + Đào tạo, bồi dưỡng tin học + Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ
Những nội dung trọng tâm bồi dưỡng của đơn vị: Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh, đào tạo về nghiệp vụ, đào tạo, đào tạo thủ tục hải quan điện tử...
- Các hình thức đào tạo:
* Đào tạo bên ngoài:
- Tham dự các khố học bên ngồi: là hình thức cử cán bộ tham dự các khố học nâng cao trình độ, khố đào tạo, các lớp tập huấn, dự hội thảo... ở các trường đại học, ở Tổng Cục hải quan, Bộ Tài chính, ở các đơn vị tư vấn đào tạo bên ngoài (trong nước, ngồi nước) tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ, chun mơn của các cán bộ cơng cơng chức của Cục. Đào tạo bên ngồi có thể theo hình thức dài hạn và ngắn hạn, chính quy và khơng chính quy tuỳ theo yêu cầu chất lượng công việc đối với từng cán bộ nhân viên của Cục hải quan. Trong trường hợp này nguồn kinh phí đào tạo sẽ do ngân sách Nhà cấp.
* Đào tạo tại chỗ:
- Tự đào tạo: Cục khuyến khích tất cả các cán bộ cơng nhân viên tự chủ động học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, sử dụng thích ứng với các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, giám sát của ngành Hải quan và được Cục hỗ trợ về thời gian, tài liệu (thư viện sách, thư viện điện tử).
- Đào tạo định hướng: áp dụng cho tất cả những cán bộ khi được tuyển dụng vào Cục nhằm tạo điều kiện cho người lao động mới nắm bắt được các thơng tin tổng quan về Cục, về vị trí cơng việc mà người lao động sắp đảm nhận.
- Đào tạo theo nhóm: Cục ln tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng làm việc theo nhóm, các kỹ năng quản lý Lãnh đạo nhằm định hướng cho cán bộ cơng chức ln ln phải có ý thức thức học tập, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ thích ứng tốt với mọi khó khăn đặc thù của ngành Hải quan và hồn thành tốt cơng việc được giao nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Đào tạo trên công việc thực tế: áp dụng cho người lao động mới vào công tác tại Cục hoặc điều động, ln chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác trong nội bộ. Việc đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc cán bộ cấp trên kèm cặp cho nhân viên cấp dưới thuộc quyền điều hành, có đánh giá kết quả đào tạo theo định kỳ tháng, q hoặc năm, hay nói cách khác đây là hình thức cầm tay chỉ việc.
- Kết quả bồi dưỡng cán bộ:
+ Năm 2006: đã cử 1196 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo. + Năm 2007: đã cử 1133 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo. + Năm 2008: đã cử 1054 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo. + Năm 2009: đã cử 1187 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo. + Năm 2010: đã cử 1735 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo. + Năm 2011: đã cử 1783 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo.
- Đánh giá công tác bồi dưỡng:
Công tác bồi dưỡng cán bộ được Lãnh đạo các cấp quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi tối đa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng diễn ra thường xuyên, liên tục, nội dung, chương trình được cập nhật, đổi mới nhằm giúp cán bộ công chức nắm bắt kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành. Cán bộ, công chức tham gia học tập nghiêm túc, có ý thức học hỏi nâng cao trình độ.
Tuy nhiên, cơng tác bồi dưỡng cán bộ vẫn cịn có một số hạn chế: đội ngũ giáo viên kiêm chức của Cục còn thiếu; tài liệu đào tạo chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ; cơ sở vật chất hạn chế; các mức kinh phí được chi cịn hạn hẹp...
Nhận thức được rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ cho quản lý hải quan hiện đại, Cục Hải quan thành phố Hà Nội luôn chú trọng việc phát hiện, sử dụng nhân tài, bố trí, sắp xếp để các cán bộ có năng lực nhằm khả năng phát huy tối đa năng lực cá nhân, góp phần vào sự thành cơng, phát triển của đơn vị.
2.2.3. Cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cơng chức
Việc tuyển dụng công chức vào Cục Hải quan thành phố Hà Nội được Tổng cục Hải quan thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
Trong những năm gần đây, cán bộ công chức được tuyển dụng vào Cục Hải quan thành phố Hà Nội hầu hết là những người được đào tạo cơ bản về chun mơn, trẻ tuổi, trong đó đã có một số người được bổ nhiệm, nắm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong đơn vị.
Cán bộ, công chức được tuyển dụng vào làm việc tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội, tuỳ thuộc vào trình độ , năng lực và nhiệm vụ được phân cơng, hiện có các ngạch cơng chức Hải quan cơ bản như sau.
- Chuyên viên cao cấp (01001)
- Kiểm tra viên chính hải quan (08050) - Kiểm tra viên hải quan (08051)
- Kiểm tra viên trung cấp hải quan (08052) - Nhân viên hải quan (08053)
Sự phân bố cán bộ theo mã ngạch công chức của Cục ở một số mã ngạch công chức nêu trên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Phân bố cán bộ theo mã ngạch công chức giai đoạn 2007 - 2011
Mã ngạch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
01001 1 1 3 2 1
08050 67 87 85 140 137
08051 468 461 536 480 551
08052 98 103 66 67 55
08053 130 129 134 157 155
Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
Với tính chất đặc thù của hải quan là kiểm tra, kiểm soát hàng hoá tại các cửa khẩu, nên trong những năm qua Cục Hải quan thành phố Hà Nội không ngừng tuyển dụng, luôn chuyển bổ sung các cán bộ, các kiểm tra viên
có năng lực, chun mơn nghiệp vụ cao cấp vào những vị trí quan trọng. Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy sự phân bố cán bộ theo mã ngạch cơng chức của Cục Hải quan ln có sự bố trí, sắp xếp, và bổ sung những cán bộ ngạch kiểm tra viên cao cấp, kiểm tra viên chính, và kiểm tra viên Hải quan có năng lực khơng ngừng biến động qua các năm.
Cụ thể, số lượng chuyên viên cao cấp năm 2007 là 1 cán bộ, năm 2008 vẫn là 1 người, năm 2009 tăng lên là 3 người, năm 2010 giảm xuống còn 2 người và năm 2011 số lượng chuyên viên cao cấp còn lại là 1 người. Năm 2007 kiểm tra viên chính Hải quan là 67 người thì đến năm 2008 là 87 người, năm 2009 là 85 người, năm 2010 tăng lên là 140 người thì đến năm 2011 số lượng là 137 người; kiểm tra viên Hải quan năm 2007 là 468 người, năm 2008 là 461 người, năm 2009 tăng lên là 536 người, năm 2010 giảm xuống cịn 480 người thì đến năm 2011 đã tăng lên là 551 người. Ngược lại, kỹ thuật viên trung cấp Hải quan và nhân viên hải quan lại có xu hướng biến động không ngừng các năm. Cụ thể, năm 2007 Kiểm tra viên trung cấp Hải quan là 98 người thì đến năm 2008 là 103 người, năm 2009 là 66 người, năm 2010 là 67 người, thì đến năm 2011 giảm xuống còn 55 người; tương tự năm 2007 nhân viên Hải quan là 130 người, năm 2008 là 129 người, năm 2009 tăng lên là 134 người, năm 2010 là 157 người, thì đến năm 2011 giảm xuống còn 155 người.
Để so sánh sự phân bố mã ngạch công chức của Cục Hải quan thì biểu đồ sau minh hoạ rõ phân bố cơ cấu này.
Biểu đồ 2.3: So sánh phân bố cán bộ theo ngạch công chức năm 2007 và 2011
Nguồn: Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
Nhìn vào biểu đồ trên đã cho ta thấy sự phân bố cán bộ ở một số ngạch chính đã có sự biến động khơng ngừng qua các năm. Số kiểm tra viên chính Hải quan và kiểm tra viên Hải quan không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể tỷ lệ số kiểm tra viên chính Hải quan năm 2011 tăng lên 104% so với năm 2007, tỷ lệ số kiểm tra viên Hải quan năm 2011 tăng 18% so với năm 2007. Ngược lại, tỷ lệ kiểm tra viên trung cấp năm 2007 giảm 44% so với năm 2011, tỷ lệ nhân viên khác năm 2007 tăng 19% so với năm 2011. Như vậy, cho ta thấy số lượng nhân viên Cục Hải quan theo mã ngạch theo từng năm khác nhau có những có những biến động khơng ngừng theo các năm đó, điều đó thể hiện là đội ngũ cán bộ, công chức Cục hải quan thành phố Hà Nội đã và đang đi đúng hướng là sử dụng và đãi ngộ những đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ, năng lực trong cơng việc và giảm dần những cán bộ khơng có năng lực và trình độ chun mơn cịn thấp.
Việc bố trí sử dụng cán bộ cơng chức về cơ bản phù hợp với trình độ,
+ Tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, kiểm tra, thanh tra công vụ tại các đơn vị thuộc Cục.
+ Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ nội bộ và chấn chỉnh chế độ báo cáo bảo vệ nội bộ.
+ Khen thưởng động viên kịp thời đúng mức cán bộ, cơng chức có thành tích tốt; xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với cán bộ, công chức vi phạm các quy định, pháp luật của Nhà nước và của Ngành.
+ Việc quản lý và bố trí, sử dụng cán bộ được phân cấp theo Quyết định 69/HQHN-TCCB ngày 14/3/2001 và thực hiện đúng thẩm quyền.