Truyền thuyết về sự kiện lập làng kể rằng: “Xưa kia Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng đi săn có hạ trại nghỉ ngơi ở vùng đất này suốt 3 ngày
đêm. Thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình, đất lành mây tụ, anh hoa phát tiết,
nhà vua lấy làm đắc ý, dạt dào cảm hứng mà truyền cho các bộ tướng đưa dân tới lập làng, khai khẩn hoang hóa để bờ cõi thêm rộng, văn hiến được hưng
thịnh. Chẳng bao lâu dân chúng đã kéo đến lập làng. Để kỷ niệm sự kiện
của nước Việt”.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa danh và địa giới hành chính của làng
cũng như xã có nhiều thay đổi, trước đây Văn Lang không chỉ là tên làng mà cịn là tên của tồn xã - và cùng tên với quốc gia đầu tiên của dân tộc Việt
Nam do các vua Hùng xây dựng. Thời đó, vùng đất này thuộc bộ Văn Lang; đến đầu công nguyên thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ; thế kỷ thứ III - V
thuộc quận Phong Châu; thời nhà Lý (thế kỷ XI – XII) thuộc châu Chân Đăng - lộ Tam Giang; thời nhà Trần (thế kỷ XIII – XIV) thuộc huyện Cổ Nông – châu Đà Giang. Thế kỷ XVII, huyện Cổ Nông đổi thành huyện Tam Nông,
Văn Lang thuộc huyện Tam Nông, phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây.
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp sang xâm lược nước ta và tiến hành
điều chỉnh, sắp xếp lại địa giơi hành chính một số huyện tỉnh. Ngày 8/9/1891.
tồn quyền Đơng Dương ra nghị định thành lập tỉnh Hưng Hóa; chuyển huyện Tam Nơng từ tỉnh Sơn Tây cũ về thuộc tỉnh Hưng Hóa; làng Văn Lang thuộc huyện Tam Nơng tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 5 -5 -1903, tồn quyền Đơng Dương ra quyết định rời tỉnh lỵ
Hưng Hóa về Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Thời điểm này, Văn Lang là một trong 9 làng thuộc Tổng Văn (9 làng thuộc tổng
Văn bao gồm Cổ Tiết, Danh Hựu, Nam Cường, Phú Cường, Phụ Cường, Thanh Uyên, Tự Cường, Xuân Quang và Văn Lang). Làng Văn Lang gồm 9 xóm là Trung Chính, Làng Ngồi, Đồng Lối, Mả Lương, Phú Hữu, Chùa
Thầy, Vũ Lang, Nhà Giàng, Liên Trì.
Cách mạng tháng Tám thành cơng, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa quyết định điều chỉnh địa giới hành chính một số xã. Các làng thuộc tổng Văn Lang cũ chia thành 5 xã là Văn Lang, Cổ Tiết, Tam Cường, Thanh Uyên, và Xuân Quang.
Tháng 4 năm 1948, cấp trên cho sáp nhập 2 xã Văn Lang và Tam Cường thành xã Yên Thế (tên một cuộc khởi nghĩa nông dân nổi tiếng ở tỉnh Bắc Giang hồi cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX).
Năm 1953 xã Yên Thế lại tách thành 2 xã Văn Lang và Tam Cường. Do Phú Thọ có 2 xã tên là Văn Lang – một của huyện Hạ Hịa, một của huyện Tam Nơng (xin được giải thích ở phần dưới), nên tỉnh gợi ý đổi tên xã Văn Lang của huyện Tam Nông thành Văn Lương. Ngồi ra do khơng hiểu hết truyền thống của cha ông, một số lãnh đạo địa phương cũng đề nghị đổi
tên xã để tránh mang tiếng là nói khốc. Đáp ứng nguyện vọng của chính
quyền và nhân dân địa phương, Năm 1966, Chính phủ cho đổi tên xã Văn
Lang thành xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Từ đây tên gọi
Văn Lang chỉ cịn ám chỉ đến làng cười và hồi niệm một thời nữa mà thôi. Về vấn đề đâu là làng Văn Lang gốc trong 3 làng Văn Lang trên toàn quốc. Theo sách “tên làng xã Việt Nam ở Thế kỷ XIX” do Viện Khoa học Xã hội xuất bản năm 1961, tồn miền Bắc có 3 làng, tên làng trùng với quốc hiệu của nhà nước Văn Lang thủa sơ khai. Đó là làng Văn Lang thuộc Tổng Văn
huyện Tam Nông, làng Văn Lang ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và
làng Văn Lang thuộc huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Vậy 3 làng Văn Lang có mối liên hệ gì với nhau? Tại cuộc Hội thảo quốc gia về “Làng cười Văn Lang” tổ chức năm 2007 tại Trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ, được đón tiếp dịng họ Phạm tỉnh Thái Bình do ơng Phạm Duy Trì dẫn đầu. Điều bí ẩn của
làng Văn Lang, Kiến Xương, Thái Bình được giải đáp. Ơng Phạm Duy Trì
mang đến hội thảo bản di chúc viết bằng chữ Hán liên tục suốt 300 năm. Bản di chúc đã nói rõ ràng: họ Phạm là con cháu của ông nghè Hán Lương Bật của làng Văn Lang. Sau khi đỗ Tiến sĩ năm 1492 vào triều Lê Chiêu Tông, ông
Phạm và lập ra làng Văn Lang ở Kiến Xương, Thái Bình. Hiện nay con cháu
họ Phạm từ Thái Bình đã về nhận nội tộc và góp cơng xây dựng nhà từ đường họ Hán tại thôn Võ Lang, làng Văn Lang.
Tại phú ý (gia phả) dòng họ Cù Văn Lang, dịng họ lớn của làng đã có 7 đời làm chánh tổng, lý trưởng. Gia phả cho biết: một ông chú đã 12 đời của họ Cù lên vùng Hạ Hòa, Phú Thọ lập nghiệp và đã lập nên làng Văn Lang tại Hạ Hòa. Họ Cù làng Văn Lang, Hạ Hòa là chi dưới, vai em. Hiện nay họ Cù hai làng vẫn qua lại thăm hỏi và thực hiện các nghi lễ của nội tộc. Từ những tài liệu trên có thể thấy hai làng Văn Lang của huyện Hạ Hòa và huyện Kiến Xương đều do người Văn Lang di dân lập nên. Và làng Văn Lang gốc là làng Văn Lang ở Tổng Văn Lang huyện Tam Nông.
1.3.2. Dân cư
Hiện tại, cộng đồng dân cư Văn Lang gồm có 11 dịng họ cùng chung
sống; trong đó có một số dịng họ như họ Cù, họ Bùi, họ Hán, họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê, họ Hồ, họ Hoàng Giang, họ Phạm, Họ Dương… đã có mặt cách
đây khoảng vài ba trăm năm trở lên. Ở xóm Liên Trì hiện nay vẫn còn đền thờ
tổ họ Hán, lưu truyền thờ phụng qua nhiều thế hệ, ơng là người có cơng siêu thơn, lập ấp khai sinh làng Liên Trì, gia đình ơng cơng đức xây dựng 2 ngơi
đền ở Liên Trì và chùa Gị Thơng được cấp bằng cơng nhận di tích văn hóa
cấp tỉnh.
Văn Lang là một làng cổ có từ lâu đời, tuy nhiên do nhiều hoàn cảnh
khách quan, nhất là phương tiện giao thơng khó khăn nên dân số của làng tăng chậm. Đầu thế kỷ XIX làng mới có 70 – 80 xuất đinh (chỉ tính nam giới từ 18 đến 60 tuổi). Đến những năm 1920 của thế kỷ XX, Văn Lang mới có
chừng 150 đến 160 suất đinh với khoảng 830 – 850 người, sinh sống và định
cư ở 9 xóm và là một trong trong 9 làng của tổng Văn Lang, hay cịn gọi tắt là “Tổng Văn”. Đến năm 1960, tồn xã có trên 2000 người, gần nửa thế kỷ sau,
cuối năm 2007 tăng lên gần 5000 người, gấp 6 lần so với trước cách mạng tháng Tám.
Trải qua bao năm tháng, các thế hệ nhân dân Văn Lương đoàn kết bên nhau, vừa ra sức khai phá đồi hoang, bãi rậm, vừa anh dũng đấu tranh với
thiên tai, thú dữ, giặc ngoại xâm, để xây dựng cuộc sống và bảo vệ quê hương làng xóm.
Một truyền thống rất đáng quý là người Văn Lang rất hiếu học, trong
lịch sử cũng như hiện tại Văn Lang có nhiều người giỏi. Lịch sử các khoa thi chữ Hán từ năm 1075 và kết thúc vào năm 1918 thì cả huyện Tam Nơng chỉ có một người đỗ tiến sỹ đó là ơng nghè Hán Lương Bật, ơng là người thôn Võ Lang, làng Văn Lang.
Người Văn Lang cũng rất cần cù chịu khó trong lao động. Trước cách
mạng tháng 8/1945 huyện Tam Nơng chỉ có làng Văn Lang chọn cây sơn ta là cây công nghiệp truyền thống mang lại nguồn thu chính cho người Văn Lang. Nhưng trồng sơn là nghề rất vất vả nên ở Văn Lang người phụ nữ có câu ca: “Suốt ngày lặn suối trèo non, cịn đâu má phấn mơi son hỡi chàng”.
Người Văn Lang thực thà đôn hậu và rất hiếu khách. Ai đã có dịp đến Văn Lang đều thấy các gia đình rất thảo với khách. Thời xưa Văn Lang khi đang hưng thịnh đã đón tiếp nhiều cư dân các địa phương khác về định cư.
Một thầy địa lý thời xưa có nhận định về phong thủy của làng cười như sau:
“Văn Lang chi miếu, huyệt tại biên đình, dĩ đãi tha hương chi khách”, dân
Văn Lang đều biết câu nói đó và nhà nhà đều thảo thơm với khách.
Văn Lang là một vùng đất cổ, theo GS.TS Phạm Đức Dương (Hội thảo quốc gia làng cười Văn Lang năm 2007). “Khảo sát thực tế năm 2005 trong làng vẫn cịn 20 cụ ơng, cụ bà có ngón chân Giao Chỉ đang sống. Cùng những tập tục: ma chay, cưới xin, lễ tết, đình đám cổ xưa, người dân Văn Lang vẫn
bảo tồn được một giọng nói khá lạ tai bởi những thổ âm mang bản sắc địa
phương rõ rệt. Giọng nói của họ nghe nặng, hơi ề à, phát âm thường kéo dài, tiếng lanh lảnh vút cao lên, hạ hẫng xuống, lạc thanh tưng tửng rất khó nghe. Dân Văn Lang còn dùng rất nhiều từ cổ mà các địa phương khác khơng đâu
có. Ví dụ: nhà qua (nhà tao), nhà bay (nhà mày), lền ông (đàn ông), lền bà (đàn bà) ...
Văn Lang là nơi đất chật người đơng. Trong lịch sử làng có một đợt di dân lớn. Thời điểm đó là những năm 60 của thế kỷ trước, gần 1/4 số hộ của
làng Văn Lang di về đất làng Thọ Xuyên của huyện Tam Nông thành lập nên làng Văn Lang hai. Tháng 7 năm 1977 huyện Tam Nông tách xã Dị Nậu thành hai xã: Dị Nậu và Thọ Văn. Xã Thọ văn gồm hai làng: làng Thọ Xuyên và làng Văn Lang hai. Người Văn Lang về Thọ Văn mang theo nghề truyền thống trồng cây sơn ta lấy nhựa. Nhờ đất đồi rừng nhiều hiện nay Dị Nậu,
Thọ Văn là trung tâm trồng sơn ta của huyện Tam Nông.
Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975. dân số làng Văn Lang càng
biến động lớn. Điều kiện kinh tế xã hội của làng khó khăn, cư dân Văn Lang
đã bỏ làng ra đi lập nghiệp ở khắp mọi miền đất nước. Theo số liệu khảo sát:
số hộ sau ngày hịa bình năm 1955 đến nay rời làng ra đi của một thôn: thôn
Liên Giang như sau: năm 1955 thôn Liên Giang có tổng số 92 hộ, tính đến
tháng 6 năm 2014 trong 92 hộ đã có 30 hộ rời làng Văn Lang đi định cư nơi
khác. Một tình hình đáng lưu ý nữa là: thế hệ trẻ hiện nay sau khi học hành
thành đạt hoặc tìm được công việc tại thành phố đều không trở về làng sinh
sống, nhiều hộ gia đình chỉ có những đơi vợ chồng già sống tại quê.