Cơ cấu tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

Tìm hiểu về bản hương ước thành văn đầu tiên của làng Văn Lang chúng

tôi thấy bộ máy hành chính của làng ngồi những nét tương tự như các làng của vùng đồng bằng Trung du Bắc bộ thì cịn có những điểm khác biệt riêng.

Để điều hành cơng việc của làng có hai hội đồng: Hội đồng tộc biểu và

hội đồng kỳ mục. Các quan viên của làng có tiên chỉ, chánh, phó chánh tổng, lý, phó lý trưởng. Bộ máy giúp việc được quy định chức trách rất cụ thể gồm có như sau: Thủ quỹ, thư ký, quản xã, trương tuần. Từng nhiệm vụ cụ thể làng lại có những chức vụ riêng để quản lý và điều hành như: về đê điều, đường

xá, cầu cống có chức thủ lộ trông coi; về địa chính, hộ tịch có chức thủ bạ

trông coi; về an ninh, trị an có chức hộ lại trơng coi.

Về việc tuyển chọn bộ máy quan viên của làng theo quy định làng bán chức vụ lấy tiền xung công quỹ để lo việc làng, giá bán mỗi chức vụ đều được công khai và ghi trong hương ước. Ngôi lý trưởng giá 30 đồng; ngơi phó lý:

20 đồng. Ở mục 8, phần 2 của hương ước ghi rõ: Bán ngôi thứ “Trong làng ai

mua ngôi lý trưởng quyên làng lấy 30 đồng, ai mua ngơi phó lý làng lấy 20 đồng. Tiền ấy sung quỹ. Những hạng này tọa thứ đình trung, dưới lý, phó

trưởng cựu...”.

Tuy nhiên sau khi mua được các chức vụ rồi, còn phải tiếp tục bỏ tiền mua lần thứ hai nữa thì quan viên và dân chúng trong làng mới thừa nhận và người có chức tước mới có thể thực hiện được chức trách.

Theo các cụ có tuổi trong làng cho biết, lúc đầu làng cũng chia các đơn vị dưới làng thành phe giáp, nhưng sau đó chuyển thành xóm rồi thành thơn xóm và đến nay là khu dân cư. Dân cư Văn Lang nói chung đều khơng cịn

khái niệm phe giáp mà rất quen thuộc từ làng Văn Lang và các xóm, các thơn. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 làng có đến 11 xóm, gồm có xóm: Chung

Chính, Phú Hữu, Làng Ngoài, Đồng Lối, Bà Lường, Chùa Thầy, Vũ Lang,

Liên Trì, Nhà Giàng. Đứng đầu các đơn vị là ông trưởng xóm.

* Cơ cấu tổ chức xã hội của làng Văn Lang sau cách mạng Tháng 8/1945

Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hịa xóa bỏ hình thức tổng và làng, thay thế vào đó là cấp xã. Huyện Tam

Nông gộp 37 làng thành 10 xã. Tổng Văn từ 10 làng thành 3 xã là: xã Nguyễn Liên gồm làng Cổ Tiết, làng Gianh Viên (Danh Hựu); xã Yên Thế gồm 4 làng: Tự Cường, Phụ Cường, Phú Cường, Văn Lang; xã Bình Dân gồm hai làng là: Nam Cường, Thanh Uyên. Riêng làng Xuân Dung về xã Bắc Sơn thuộc tổng Tứ. Vậy là làng cười Văn Lang mang tên xã Yên Thế.

Năm 1954 Chính Phủ lại cho điều chỉnh địa giới hành chính. Huyện

Tam Nơng từ 10 xã tách thành 19 xã; xã Yên Thế tách ra thành hai là xã Văn Lang là làng Văn Lang xưa và xã Tam Cường gồm 3 làng: Tự Cường, Phụ Cường, Phú Cường.

Tháng 8 năm 1964 xã Văn Lang đổi tên thành xã Văn Lương. Làng cười Văn Lang xã Văn Lương về cơ cấu tổ chức cũng như các xã hiện nay. Đảng bộ xã Văn Lương có 8 chi bộ với hơn hai trăm đảng viên. Tồn xã có 7 khu dân cư, các đồn thể chính trị xã hội cũng tương tự như hầu hết các địa phương khác.

Một phần của tài liệu Văn hóa truyền thống làng văn lang, xã văn lương, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)